Tình trạng hàng giả kém chất lượng ngày một lại càng tràn lan trên thị trường. Người tiêu dùng không may mua phải hàng giả giả mạo nhãn hiệu và không đăng ký nhãn hiệu sẽ vô cùng nguy hiểm. Để ngăn chặn tình trạng này, pháp luật đã quy định rất rõ ràng về việc xử phạt với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu, bao bì hàng hóa.
Hàng giả được quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, “hàng giả”. Và được tóm gọn có bốn loại hàng giả: thứ nhất là hàng giả về chất lượng và công dụng; thứ hai là hàng giả mạo nhãn hiệu hàng hóa, bao bì hàng hóa; thứ ba hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ và cuối cùng là giả các loại tem, nhãn, bao bì hàng hóa. Trong đó:
Hàng giả về chất lượng và công dụng là hàng hóa không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng nhưng không đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của hàng hóa đó.
Hàng giả mạo nhãn hiệu, bao bì hàng hóa là hàng hóa giả mạo tên, địa chỉ của thương nhân khác trên nhãn hoặc bao bì cùng loại hàng hóa hoặc giả mạo chỉ dẫn về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa trên nhãn hoặc bao bì hàng hóa.
Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ là hàng hóa hay bao bì hàng hóa có gắn nhãn hiệu mang dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không có sự cho phép của chủ sở hữu nhãn hiệu, của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc bản sao do sao chép lậu được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan.
Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả là các loại đề can, nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tem chất lượng, tem chống giả, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hóa có nội dung giả mạo tên, địa chỉ thương nhân, nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói và lắp ráp hàng hóa.
Thông thường, hàng giả sẽ có chứa một hay nhiều dấu hiệu giả nêu trên. Hành vi buôn bán hàng giả là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. روليت اون لاين Việc cá nhân, pháp nhân thực hiện hành vi buôn bán một trong các loại hàng giả được quy định trên là hành vi vi phạm pháp luật.
Hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu, bao bì hàng hóa theo quy định tại Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và bị xử phạt hành chính.
Về hình thức xử phạt được quy định tại Điều 214 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
“1. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại khoản 1 Điều 211 của Luật này bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tịch thu hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ;
b) Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm.
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá.
4. Mức phạt, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.”
Theo đó, hành vi vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 13 Nghị định 85/2013/NĐ-CP hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa:
“1. Đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại điểm đ và e khoản 8 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị dưới 1.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 1. العب واربح المال الحقيقي 000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 20. افضل طريقة للعب الروليت 000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa giả mạo đối với hành vi nhập khẩu hàng giả quy định tại Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
d) Buộc thu hồi loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả đang lưu thông trên thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.”
Như vậy, tùy vào giá trị số hàng giả mà sẽ nộp mức phạt tương ứng theo quy định của pháp luật và buộc phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu, bao bì hàng hóa.
Liên hệ
ContentsHàng giả là gì?Xử phạt với tội buôn bán hàng giả theo luật sở hữu trí tuệ như thế nào? Theo các quy định về việc đăng ký nhãn hiệu, một số dấu hiệu sẽ bị cấm và hoàn toàn […]
ContentsHàng giả là gì?Xử phạt với tội buôn bán hàng giả theo luật sở hữu trí tuệ như thế nào? Trong môi trường kinh doanh hiện đại, việc chuyển nhượng nhãn hiệu là một hoạt động phổ biến nhằm tối […]
ContentsHàng giả là gì?Xử phạt với tội buôn bán hàng giả theo luật sở hữu trí tuệ như thế nào? Trong bối cảnh kinh doanh hiện đại, nhãn hiệu không chỉ đơn thuần là một dấu hiệu nhận diện sản […]
ContentsHàng giả là gì?Xử phạt với tội buôn bán hàng giả theo luật sở hữu trí tuệ như thế nào? Theo các quy định về nhãn hiệu, có một số dấu hiệu được coi là không có khả năng phân […]
ContentsHàng giả là gì?Xử phạt với tội buôn bán hàng giả theo luật sở hữu trí tuệ như thế nào? Trong thế giới kinh doanh ngày càng cạnh tranh, nhãn hiệu đóng vai trò then chốt trong việc định vị […]