Đạo nhái thương hiệu là vấn đề khiến không ít doanh nghiệp đau đầu. Để xây dựng được một thương hiệu, doanh nghiệp đã phải dành rất nhiều công sức và trí tuệ. Trong khi đó, những kẻ thích ăn liền vẫn luôn tìm cách đạo nhái thương hiệu bằng nhiều cách khác nhau. Vậy làm sao để ngăn chặn điều này? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để bảo vệ thương hiệu của mình.
Nhãn hiệu là góp phần quan trọng tạo nên thương hiệu của bạn. Để được pháp luật sở hữu trí tuệ bảo hộ, nhãn hiệu phải được tiến hành thủ tục đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ. Đăng ký nhãn hiệu là cơ sở phát sinh quyền sở hữu công nghiệp cho nhãn hiệu của bạn. Bạn chỉ có quyền yêu cầu các bên khác chấm dứt hành vi xâm phạm đối với nhãn hiệu của mình, bồi thường thiệt hại hay yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm khi nhãn hiệu của bạn được cấp văn bằng bảo hộ.
Nhiều doanh nghiệp tập trung vào hoạt động kinh doanh mà quên mất việc đăng ký nhãn hiệu. Đây là một rủi ro không đáng có trong quá trình tạo dựng thương hiệu. Đồng thời, một nguyên tắc bất di bất dịch của đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam là ưu tiên nộp đơn đầu tiên (first to file). Do đó, kể cả trường hợp bạn sử dụng nhãn hiệu đã lâu, sản phẩm, dịch vụ của bạn đã có một lượng khách quen nhất định, nhưng bạn lại chưa đăng ký nhãn hiệu. Rất có thể bạn sẽ đánh mất thương hiệu nếu một bên khác đăng ký nhãn hiệu đó trước bạn.
Vậy nên, hãy ghi nhớ, bước đầu tiên trong quá trình bảo vệ thương hiệu của bạn đó chính là đăng ký nhãn hiệu.
Khi nhãn hiệu của bạn đã được cấp văn bằng bảo hộ thì chúc mừng bạn, bạn đã trở thành người nắm quyền chủ động trong việc xử lý các hành vi xâm phạm nhãn hiệu. Pháp luật sở hữu trí tuệ mang đến hệ thống các biện pháp bảo vệ nhãn hiệu của bạn. Cụ thể:
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chính là văn bản công nhận tài sản trí tuệ này thuộc quyền sở hữu của bạn. Đã là tài sản của bạn thì bạn có quyền tự bảo vệ tài sản của chính mình. Bạn có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ nhãn hiệu của mình (Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ):
Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về các biện pháp dân sự do Tòa án áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu bao gồm:
Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ có quy định về các hành vi sau đây bị xử phạt hành chính. Cụ thể:
Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.
Như vậy, bạn có thể áp dụng các biện pháp khác nhau để bảo vệ nhãn hiệu của mình. Điều tiên quyết cần nhớ là nhanh chóng đăng ký nhãn hiệu để xác lập quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, để bảo vệ hiệu quả và tốn ít thời gian, sức lực, bạn có thể liên hệ luật sư sở hữu trí tuệ để được hỗ trợ các thủ tục và tư vấn các biện pháp xử lý phù hơn nhất.
Liên hệ
Contents1.Bạn đã đăng ký nhãn hiệu chưa?2. Làm gì khi phát hiện thương hiệu bị đạo nhái?2.1. Tự bảo vệ2.2. Biện pháp dân sự2.3. Biện pháp hành chính 2.4. Biện pháp hình sự Thông thường chúng ta thường nghĩ chỉ có […]
Contents1.Bạn đã đăng ký nhãn hiệu chưa?2. Làm gì khi phát hiện thương hiệu bị đạo nhái?2.1. Tự bảo vệ2.2. Biện pháp dân sự2.3. Biện pháp hành chính 2.4. Biện pháp hình sự Khi quyền sở hữu trí tuệ bị xâm […]
Contents1.Bạn đã đăng ký nhãn hiệu chưa?2. Làm gì khi phát hiện thương hiệu bị đạo nhái?2.1. Tự bảo vệ2.2. Biện pháp dân sự2.3. Biện pháp hành chính 2.4. Biện pháp hình sự Logo hay còn gọi là thương hiệu nhận […]
Contents1.Bạn đã đăng ký nhãn hiệu chưa?2. Làm gì khi phát hiện thương hiệu bị đạo nhái?2.1. Tự bảo vệ2.2. Biện pháp dân sự2.3. Biện pháp hành chính 2.4. Biện pháp hình sự Sự sáng tạo trong nghệ thuật là yếu […]
Contents1.Bạn đã đăng ký nhãn hiệu chưa?2. Làm gì khi phát hiện thương hiệu bị đạo nhái?2.1. Tự bảo vệ2.2. Biện pháp dân sự2.3. Biện pháp hành chính 2.4. Biện pháp hình sự Khiếu nại sở hữu công nghiệp là quyền […]