Lựa chọn dịch vụ đăng ký nhãn hiệu

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hiện nay không còn quá xa lạ với người có nhu cầu đăng ký bảo hộ cho logo, nhãn hiệu, thương hiệu của mình tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì chỉ các Đại diện Sở Hữu Công Nghiệp được cấp phép của Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam mới được phép hành nghề dịch vụ đăng ký nhãn hiệu.

Hiện nay, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu (hay còn gọi là thương hiệu) ngày càng được nhiều người quan tâm. Từ nhu cầu đó, ngày càng xuất hiện nhiều công ty lấy danh là công ty tư vấn về sở hữu trí tuệ để lừa các doanh nghiệp. Các công ty này thực chất không phải là đại diện Sở Hữu Trí Tuệ (Cục Sở Hữu Trí Tuệ có danh sách về các đại diện Sở Hữu Công nghiệp được phép hành nghề) nhưng vẫn thực hiện việc đăng ký bảo hộ cho khách hàng. Điều đáng nói ở đây, do không phải là đại diện được ghi nhận tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ, nên các công ty này không có khả năng theo dõi đơn đăng ký nhãn hiệu, do đó, không có khả năng xử lý trước các thông báo thiếu sót hoặc từ chối của Cục Sở Hữu Trí Tuệ đối với đơn đã nộp.

lua-chon-dich-vu-dang-ky-nhan-hieu

Chủ đơn – người có yêu cầu bảo hộ thương hiệu sẽ rất lúng túng khi nhận được các thông báo trên. Bước đầu tiên chủ đơn sẽ thực hiện là liên hệ với đơn vị tư vấn cũ để nhờ việc trả lời hoặc bổ sung các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của Cục Sở Hữu Trí Tuệ. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, sau khi nhận được yêu cầu từ chủ đơn, đơn vị tư vấn cũ không hề xúc tiến công việc và không có bất kỳ thông báo lại cho chủ đơn dẫn đến tình trạng, quá thời hạn khắc phục các thiếu sót, bổ sung giấy tờ, Cục Sở Hữu Trí Tuệ ra Quyết định từ chối chính thức về việc không bảo hộ nhãn hiệu cho chủ đơn. Quyết định này sẽ được gửi trực tiếp cho chủ đơn và khi đó chủ đơn chỉ biết ngỡ ngàng khi bao nhiêu thời gian chờ đợi đơn đăng ký của họ đã bị từ chối. Thậm chí, có trường hợp, chủ đơn vẫn không hề hay biết tình trạng của đơn đăng ký nhãn hiệu cho đến khi tình cờ tìm đến được đúng với Đại diện Sở Hữu Công nghiệp.

Chính vì tình trạng trên, các doanh nghiệp cần hết sức lưu ý khi chọn đơn vị tư vấn cho mình. Đừng quá tin tưởng vào cách thể hiện trên các website của các đơn vị tư vấn. Hãy trực tiếp kiểm tra danh sách đại diện trên Cục Sở Hữu Trí Tuệ để biết mình đang làm việc với đơn vị có tư cách như thế nào. Ngoài ra, một điều rất dễ để phân biệt đại diện sở hữu công nghiệp với đơn vị tư vấn không đủ giấy phép hành nghề là GIẤY ỦY QUYỀN. Nếu đơn vị tư vấn chỉ yêu cầu doanh nghiệp cung cấp Giấy ủy quyền cho họ thực hiện mà không có yêu cầu vào việc ký vào tờ khai hoặc xin Giấy giới thiệu nào từ phía doanh nghiệp, đơn vị đó chắc chắn là đại diện sở hữu công nghiệp. Do đó, việc nộp đơn thông qua đại diện này sẽ an toàn và đảm bảo hơn. Đại diện sở hữu công nghiệp sẽ được Cục Sở Hữu Trí Tuệ thông báo tất cả về tình trạng đơn và với việc đủ các điều kiện để hành nghề Sở Hữu công nghiệp, đại diện này sẽ hỗ trợ được người nộp đơn trong việc trả lời các thông báo, bổ sung các tài liệu cần thiết một cách hiệu quả và kịp thời. Ngược lại, bất kỳ đơn vị nào gửi cho doanh nghiệp tờ khai để ký đóng dấu, đơn vị đó chỉ đóng vai trò như một nhân viên đưa thư, nộp đơn đăng ký của doanh nghiệp tại Cục Sở hữu trí tuệ. Việc theo dõi đơn và trả lời các thông báo của Cục Sở Hữu Trí Tuệ sẽ hoàn toàn thuộc về doanh nghiệp.

Do đó, các doanh nghiệp cần hết sức cẩn trọng để lựa chọn một đơn vị tư vấn có uy tín và năng lực. Đừng để lãng phí tiền của và thời gian cho các đơn vị “cò” sở hữu công nghiệp.

Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ

Đại Diện Sở Hữu Công Nghiệp

Tell: 0914 195 266

Rate this post
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Cách đăng ký nhãn hiệu quần áo tại Việt Nam năm 2024

    Cách đăng ký nhãn hiệu quần áo tại Việt Nam năm 2024

    Để đăng ký nhãn hiệu quần áo tại Việt Nam vào năm 2024, bạn cần tuân theo một quy trình rõ ràng và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Quy trình này không chỉ đảm bảo bạn có quyền sở […]

    Lưu ý về nguyên tắc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đầu tiên First to file

    Lưu ý về nguyên tắc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đầu tiên First to file

    Nguyên tắc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đầu tiên được sử dụng để giải quyết các vấn đề còn hạn chế trong nguyên tắc sử dụng nhãn hiệu đầu tiên First to use. Nguyên tắc nộp đơn đăng ký […]

    Bảo vệ nhãn hiệu trong thương mại điện tử tại Việt Nam

    Bảo vệ nhãn hiệu trong thương mại điện tử tại Việt Nam

    Thương mại điện tử (TMĐT) ngày càng trở nên phổ biến, dẫn đến nhu cầu bảo vệ nhãn hiệu trong môi trường số càng trở nên cấp thiết. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch […]

    Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm thời trang năm 2024

    Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm thời trang năm 2024

    Trong ngành công nghiệp thời trang đầy cạnh tranh, việc đăng ký nhãn hiệu là một bước quan trọng để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tạo dựng thương hiệu và đảm bảo tính độc quyền cho sản phẩm. […]

    Lưu ý về đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam năm 2024

    Lưu ý về đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam năm 2024

    Nhãn hiệu là bất kỳ biểu tượng nào được sử dụng để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ. Điều này có thể bao gồm tên của công ty (tên thương mại), tên của sản phẩm hoặc dịch vụ, logo […]

    Facebook của chúng tôi