Doanh nghiệp, cá nhân khi đã được bảo hộ nhãn hiệu nhưng sau đó lại gặp một bên khác sử dụng nhãn hiệu giống của mình nhưng lại không xử lý được. Do khi đăng ký họ quên mất các lưu ý sau:
Khi nhà nước đã cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu nhưng sau đó lại không sử dụng nhãn hiệu liên tục, và cụ thể là nhãn hiệu đó không xuất hiện trên các sản phẩm mà đã được đăng ký trong phạm vi bảo hộ trong vòng hai năm thì hiệu lực bảo hộ của nhãn hiệu đó sẽ bị nhà nước hủy bỏ. Sở dĩ có quy định này bởi pháp luật muốn đảm bảo rằng việc đăng ký nhãn hiệu sẽ được thực hiện với mục đích sử dụng nhãn hiệu đó trên thực tế, tránh các trường hợp cạnh tranh không lành mạnh, độc quyền thương hiệu, đầu cơ và không cho người khác sử dụng.
Khi thiết kế nhãn hiệu, ngoài các yêu cầu về tính phân biệt, không tương tự nhãn hiệu nên sử dụng tên thương mại để làm nhãn hiệu, coi đó là nhãn hiệu cơ bản, sau này có thể có thêm các nhãn hiệu liên kết. Không nên để nhãn hiệu chỉ có phần chữ hoặc chỉ có phần hình, nên có sự kết hợp cả hai để dễ gây ấn tượng với người tiêu dùng. Nên kiểm tra, đối chiếu trước khả năng đăng ký của nhãn hiệu.
Khi một cá nhân hay doanh nghiệp đăng ký thành công một nhãn hiệu, nếu nhãn hiệu đó có chứa các thành phần màu sắc khác nhau thì nếu trong tờ khai đăng ký, người đăng ký chỉ nêu đúng màu sắc của nhãn hiệu thì nó sẽ thu hẹp phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu chỉ được bảo hộ với màu sắc đó thôi. Còn nếu nhãn hiệu được đăng ký là không có màu thì sau này nhãn hiệu đó sẽ được đưa ra thị trường với bất kỳ màu sắc nào và được nhà nước bảo hộ.
Khi bảo hộ nhãn hiệu thì phạm vi của nhãn hiệu đó chỉ được giới hạn trong các ngành nghề mà nhãn hiệu đó được đăng ký. Mà doanh nghiệp, cá nhân những người kinh doanh thường mở ra thêm những ngành nghề kinh doanh mới khi họ làm ăn phát đạt, muốn chiếm lĩnh thị trường thì nên đăng ký thêm bản quyền tác giả cho cái nhãn mác, logo hiện tại để không một bên nào khác có quyền sử dụng hình ảnh đó trên bất kỳ lĩnh vực nào.
Liên hệ
Đăng ký nhãn hiệu là bước quan trọng để bảo vệ độc quyền tên tuổi và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Thương hiệu không chỉ giúp phân biệt sản phẩm, dịch vụ mà còn xây dựng lòng […]
Trong môi trường kinh doanh hiện đại, việc chuyển nhượng nhãn hiệu là một hoạt động phổ biến nhằm tối ưu hóa giá trị thương hiệu và tận dụng lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, theo quy định mới nhất […]
Trong bối cảnh kinh doanh hiện đại, nhãn hiệu không chỉ đơn thuần là một dấu hiệu nhận diện sản phẩm hay dịch vụ, mà còn là một tài sản vô hình quan trọng của doanh nghiệp. Việc đăng ký […]
Để đăng ký nhãn hiệu quần áo tại Việt Nam vào năm 2024, bạn cần tuân theo một quy trình rõ ràng và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Quy trình này không chỉ đảm bảo bạn có quyền sở […]
Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là một trong những hoạt động quan trọng nhất để khẳng định, xác lập quyền sở hữu các sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp. Với số lượng doanh nghiệp trên thị trường ngày càng […]