Một số điểm khác biệt giữa chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể

Nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý thường hay bị nhầm lẫn trong quá trình sử dụng bởi lẽ cả hai đối tượng sở hữu công nghiệp này thông thường đều bao gồm tên địa danh. Tuy nhiên hai đối tượng này có những đặc điểm riêng biệt nhất định. Cụ thể như sau:

1. Khái niệm

a) Chỉ dẫn địa lý

Chỉ dẫn địa lý được định nghĩa là dấu hiệu được dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Có 3 yếu tố để một dấu hiệu tên địa danh có thể đăng ký chỉ dẫn địa lý: 

Thứ nhất, dấu hiệu đó phải là tên địa danh, địa lý (tên nước, khu vực hoặc vùng địa phương xác định,…), lưu ý rằng tên địa lý này không phải tên riêng mà phải là tên chính thức được sử dụng trên bản đồ. 

Thứ hai, hàng hóa có sử dụng chỉ dẫn địa lý phải bắt nguồn, hoặc được sản xuất từ khu vực địa lý đó.

Thứ ba, pháp luật quy định hàng hóa sử dụng chỉ dẫn địa lý phải có mối liên hệ về chất lượng, đặc tính của hàng hóa với yếu tố đặc thù của địa danh (yếu tố tự nhiên và con người).

b) Nhãn hiệu tập thể

Nhãn hiệu tập thể được định nghĩa là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

2. Chủ sở hữu

a) Chỉ dẫn địa lý

Cần lưu ý rằng, chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý là Nhà nước. Nhà nước có thể trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc có thể trao quyền cho các tổ chức thực hiện quyền quản lý đối với chỉ dẫn địa lý. 

b) Nhãn hiệu tập thể

Nhãn hiệu tập thể thuộc quyền sở hữu của một tập thể có tư cách pháp nhân, quyền này bao gồm quyền sử dụng, định đoạt và quản lý. 

3. Chủ thể đăng ký

a) Nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý

Nhà nước là chủ thể có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên Nhà nước có thể trao quyền cho tổ chức cá nhân hoặc chính quyền địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý để thực hiện quyền đăng ký nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý. (Tổ chức, cá nhân được đăng ký chỉ dẫn địa lý phải có điều kiện là chủ thể sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý hoặc là chủ thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm này.)

b) Nhãn hiệu tập thể

Chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể là tập thể có tư cách pháp nhân.

4. Quyền sử dụng nhãn hiệu

a) nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý

Các chủ thể là cá nhân, tổ chức sản xuất hoặc kinh doanh sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý trong khu vực địa lý tương ứng có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý khi được chủ thể quản lý cho phép.

b) Nhãn hiệu tập thể

Nhãn hiệu tập thể được sử dụng bởi chủ sở hữu là tổ chức đã đăng ký nhãn hiệu tập thể đó. Để sử dụng nhãn hiệu tập thể thì phải là thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể.

5. Dấu hiệu

a) Nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý

Chỉ dẫn địa lý có yêu cầu bắt buộc là phải chứa tên địa danh nơi sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.

b) Nhãn hiệu tập thể

Nhãn hiệu tập thể có thể bao gồm bất kỳ dấu hiệu nào được pháp luật cho phép để phân biệt hàng hóa dịch vụ của thành viên của tổ chức tập thể sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa dịch vụ của những chủ thể khác không phải là thành viên của tổ chức này.

6. Thời hạn bảo hộ

a) Nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý

Pháp luật quy định, thời hạn bảo hộ chỉ dẫn địa lý là không xác định. 

b) Nhãn hiệu tập thể

Pháp luật quy định đối với nhãn hiệu nói chung và nhãn hiệu tập thể nói riêng, thời hạn bảo hộ là 10 năm và có thể gia hạn nhiều lần (không giới hạn số lần) liên tiếp và mỗi lần 10 năm. 

Với đặc thù nhỏ lẻ, còn thiếu sự quy hoạch của nền nông nghiệp Việt Nam thì việc xây dựng những thương hiệu cộng đồng cho sản phẩm nông thôn gắn với chỉ dẫn nguồn gốc địa lý: chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có vai trò quan trọng trong việc tăng sức mạnh cạnh tranh và giá trị của các nông sản. 

Như vậy, nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý đều là hai đối tượng sở hữu công nghiệp đặc thù có vai trò quan trọng đối với nền sản xuất nông nghiệp của nước ta.  Với những đặc điểm khác nhau của hai đối tượng này, các chủ thể khi muốn bảo hộ cho sản phẩm, dịch vụ của mình cần cân nhắc khi lựa chọn đối tượng phù hợp nhất với bản thân. 

Rate this post
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Hạn Chế Của Việc Chuyển Nhượng Nhãn Hiệu Theo Quy Định Mới Nhất Của Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam

    Hạn Chế Của Việc Chuyển Nhượng Nhãn Hiệu Theo Quy Định Mới Nhất Của Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam

    Contents1. Khái niệma) Chỉ dẫn địa lýb) Nhãn hiệu tập thể2. Chủ sở hữua) Chỉ dẫn địa lýb) Nhãn hiệu tập thể3. Chủ thể đăng kýa) Nhãn hiệu chỉ dẫn địa lýb) Nhãn hiệu tập thể4. Quyền sử dụng nhãn […]

    Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Nhãn Hiệu tại Việt Nam: Tầm Quan Trọng và Quy Trình Thực Hiện

    Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Nhãn Hiệu tại Việt Nam: Tầm Quan Trọng và Quy Trình Thực Hiện

    Contents1. Khái niệma) Chỉ dẫn địa lýb) Nhãn hiệu tập thể2. Chủ sở hữua) Chỉ dẫn địa lýb) Nhãn hiệu tập thể3. Chủ thể đăng kýa) Nhãn hiệu chỉ dẫn địa lýb) Nhãn hiệu tập thể4. Quyền sử dụng nhãn […]

    Cách đăng ký nhãn hiệu quần áo tại Việt Nam năm 2024

    Cách đăng ký nhãn hiệu quần áo tại Việt Nam năm 2024

    Contents1. Khái niệma) Chỉ dẫn địa lýb) Nhãn hiệu tập thể2. Chủ sở hữua) Chỉ dẫn địa lýb) Nhãn hiệu tập thể3. Chủ thể đăng kýa) Nhãn hiệu chỉ dẫn địa lýb) Nhãn hiệu tập thể4. Quyền sử dụng nhãn […]

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa – Xu hướng 2024

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa – Xu hướng 2024

    Contents1. Khái niệma) Chỉ dẫn địa lýb) Nhãn hiệu tập thể2. Chủ sở hữua) Chỉ dẫn địa lýb) Nhãn hiệu tập thể3. Chủ thể đăng kýa) Nhãn hiệu chỉ dẫn địa lýb) Nhãn hiệu tập thể4. Quyền sử dụng nhãn […]

    Lưu ý về nguyên tắc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đầu tiên First to file

    Lưu ý về nguyên tắc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đầu tiên First to file

    Contents1. Khái niệma) Chỉ dẫn địa lýb) Nhãn hiệu tập thể2. Chủ sở hữua) Chỉ dẫn địa lýb) Nhãn hiệu tập thể3. Chủ thể đăng kýa) Nhãn hiệu chỉ dẫn địa lýb) Nhãn hiệu tập thể4. Quyền sử dụng nhãn […]

    Facebook của chúng tôi