Lưu ý cách đặt tên nhãn hiệu

Nhãn hiệu được cấu tạo từ chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh kể cả hình ba chiều. Các yếu tố nêu trên có thể ở dạng đơn nhất hoặc kết hợp lại với nhau để tạo nên nhãn hiệu; thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Tên nhãn hiệu là dấu hiệu mang chữ cái, từ ngữ đọc được dưới dạng ngôn ngữ. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu cần lưu ý quy định của pháp luật về cách đặt tên nhãn hiệu.

Quy định của pháp luật về nhãn hiệu

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá; dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu là đối tượng được bảo hộ của quyền sở hữu công nghiệp. Khác với quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp không được tự động bảo hộ. Tổ chức; cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu thực hiện thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nhãn hiệu đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Đây là cơ sở phát sinh phát sinh quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của tổ chức cá nhân. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Chủ sở hữu nhẫn hiệu có thể gia hạn hiệu lực, mỗi lần 10 năm.

Lưu ý trong cách đặt tên nhãn hiệu

Khi đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người đăng ký phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký có Tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Một trong những nội dung quan trọng nhất của Tờ khai đăng ký là phần mô tả chi tiết nhãn hiệu. Nhãn hiệu được mô tả gồm phần hình và phần chữ. Trong đó phần chữ gồm các dấu hiệu mang chữ cái, từ ngữ trong nhãn hiệu. Cách đặt tên nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân sẽ quyết định trực tiếp đến phần chữ trong nhãn hiệu.

Khi đặt tên nhãn hiệu, tổ chức cá nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Tên nhãn hiệu có thể là từ tiếng Việt, tiếng nước ngoài hoặc những từ không có nghĩa. Nếu tên nhãn hiệu có từ nước ngoài cần chỉ rõ là tiếng nước nào và dịch sang tiếng Việt trong trường hợp có nghĩa.

– Tên nhãn hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu khi

+ Có dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên viết tắt; tên đầy đủ của các cơ quan nhà nước; tổ chức chính trị, chính trị – xã hội; chính trị xã hội – nghề nghiệp, xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và quốc tế. Trừ trường hợp được cơ quan, tổ chức đó cho phép.

+ Có dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam và nước ngoài.

Tên nhãn hiệu không thuộc các trường hợp không có khả năng phân biệt

+ Có chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng. Trừ trường hợp đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu.

+ Tên gọi thông thường của hàng hoá, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi; thường xuyên, nhiều người biết đến.

+ Tên mang tính mô tả đặc tính của hàng hoá, dịch vụ.

+ Tên trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên các nhãn hiệu đã được tổ chức; cá nhân khác đăng ký bảo hộ.

Căn cứ vào quy định của pháp luật và mục đích, định hương sử dụng nhãn hiệu mà tổ chức; cá nhân lựa chọn cách đặt tên nhãn hiệu phù hợp.

LIÊN HỆ với Luật sư để được hướng dẫn đăng ký:

Bảo Hộ Thương Hiệu Dịch vụ đăng ký nhãn hiệuDịch vụ dăng ký thương hiệu

Rate this post
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Amazon Brand Registry: Quy trình Đăng Ký Thương Hiệu cho Sản Phẩm

    Amazon Brand Registry: Quy trình Đăng Ký Thương Hiệu cho Sản Phẩm

    ContentsQuy định của pháp luật về nhãn hiệuLưu ý trong cách đặt tên nhãn hiệuKhi đặt tên nhãn hiệu, tổ chức cá nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:Tên nhãn hiệu không thuộc các trường hợp không có […]

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa – Xu hướng 2023

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa – Xu hướng 2023

    ContentsQuy định của pháp luật về nhãn hiệuLưu ý trong cách đặt tên nhãn hiệuKhi đặt tên nhãn hiệu, tổ chức cá nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:Tên nhãn hiệu không thuộc các trường hợp không có […]

    Đăng ký nhãn hiệu cho nông sản Việt Nam – Để nông sản Việt vươn mình ra thế giới

    Đăng ký nhãn hiệu cho nông sản Việt Nam – Để nông sản Việt vươn mình ra thế giới

    ContentsQuy định của pháp luật về nhãn hiệuLưu ý trong cách đặt tên nhãn hiệuKhi đặt tên nhãn hiệu, tổ chức cá nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:Tên nhãn hiệu không thuộc các trường hợp không có […]

    Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm nước hoa

    Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm nước hoa

    ContentsQuy định của pháp luật về nhãn hiệuLưu ý trong cách đặt tên nhãn hiệuKhi đặt tên nhãn hiệu, tổ chức cá nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:Tên nhãn hiệu không thuộc các trường hợp không có […]

    Đăng ký thương hiệu cho sản phẩm bánh ngọt

    Đăng ký thương hiệu cho sản phẩm bánh ngọt

    ContentsQuy định của pháp luật về nhãn hiệuLưu ý trong cách đặt tên nhãn hiệuKhi đặt tên nhãn hiệu, tổ chức cá nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:Tên nhãn hiệu không thuộc các trường hợp không có […]

    Facebook của chúng tôi