Dưới góc độ xây dựng thương hiệu, tên nhãn hiệu là thành tố cơ bản,vì nó thường là yếu tố chính hoặc liên hệ chính của sản phẩm một cách cô đọng và tinh tế, nó quyết định đến sơ lượng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Khi việc đặt tên bắt đầu chiếm vụ trí quan trọng trong kinh doanh, thì mỗi tên gọi đều tỏ ra mạnh mẽ, độc đáo, liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, làm lay động giác quan người nghe/đọc, có khả năng thu hút sự quan tâm rộng rãi, đồng thời phải có âm sắc lôi cuốn. Vì thế không bao giờ nên nghĩ đến việc sử dụng những cái tên phát âm quá phức tạp hay những cái tên khó nhớ.
Tên nhãn hiệu là ấn tượng đầu tiên về một loại sản phẩm/dịch vụ trong nhận thức nhãn hiệu của người tiêu dùng. Vì thế tên nhãn hiệu là một yếu tố quan trọng thể hiện khả năng phân biệt của người tiêu dùng khi đã nghe hoặc nhìn thấy nhãn hiệu và yếu tố cơ bản gợi nhớ sản phẩm dịch vụ trong những tình huống mua hàng.
Dưới góc độ pháp luật bảo hộ nhãn hiệu được tạo thành từ sự kết hợp của từ ngữ hoặc chữ cái có khả năng phân biệt sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp này với sản phẩm/dịch vụ vủa doanh nghiệp khác đã được bảo hộ và không thuộc các dấu hiệu loại trừ. Đáp ứng yêu cầu này, tên nhãn hiệu sẽ được bảo hộ với tư cách là nhãn hiệu hàng hóa.
Mỗi cái tên đều được ra đời bằng những cách sáng tạo riêng, không theo một khuôn mẫu có sẵn nào, ngay cả khi chúng do cùng một nhóm tác giả sáng tạo ra. Tuy nhiên, có một số quy tắc chung mà chuyên gia đều áp dụng trong mỗi dự án đặt tên nhãn hiệu.
1. Dễ nhớ: đơn giản, dễ phát âm, dễ dánh vần
2. Có ý nghĩa: gần gũi, có ý nghĩa, có khả năng liên tưởng
3. Dễ chuyển đổi: tên nhãn hiệu có thể dùng cho nhiều sản phẩm trong cùng một chủng loại, dễ chấp nhận giữa các lãnh thổ và nền văn hóa khác nhau.
4. Dễ thích nghi: dễ dàng trẻ hóa, hiện đại hóa, quốc tế hóa
5. Đáp ứng yêu cầu bảo hộ: có khả năng phân biệt, không trùng, không tương tự với nhãn hiệu của người khách đã nộp đơn hoặc bảo hộ. Cần lưu ý rằng có rất ít tên nhãn hiệu đáp ứng đủ các điều kiện các tiêu chí trên cách tuyệt đối vì trong một số tình huống chúng có thể trở nên đối nghịch nhau
Khi đặt tên nhãn hiệu các doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề sau:
Thứ nhất, sử dụng từ tự tạo: từ tự tạo được tổ hợp từ những ký tự, tạo thành một từ mới phát âm được và không có trong từ điển.
Thứ hai, sử dụng từ thông dụng, từ thông dụng và những từ hiện dùng thực sự có nghĩa trong một ngôn ngữ nào đó
Thứ ba, sử dụng từ ghép: từ ghép là sự kết hợp các từ hiện dùng và các âm tiết dễ nhận biết.
Thứ tư, sử dụng từ viết tắt: thông thường từ viết tắt được tạo thành từ những chữ cái đầu tên công ty, từ viết tắt cũng có thể phát âm được và mang một thông điệp nào đó, thương hiệu không phải bắt đầu từ sự ra đời của sản phẩm hay dịch vụ mà bắt đầu ngay từ khái niệm hướng đến sự hình thành tên nhãn hiệu, bởi tên nhãn hiệu là ấn tượng đầu tiên tạo ra nhận thức nhãn hiệu trong tiềm thức của người tiêu dùng
Liên hệ
Việc đăng ký nhãn hiệu là một yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi và xây dựng thương hiệu trong ngành thời trang. Đặc biệt, khi ngành công nghiệp này luôn phát triển với tốc độ nhanh […]
Nhãn hiệu tại Hà Nội là những dấu hiệu nhìn thấy được dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của nhà cung cấp, sản xuất này với nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp khác trong cùng một lĩnh vực hoặc các […]
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nhanh nhất. Chúng tôi luôn cam kết sẽ đem đến cho Khách hàng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu nhanh và chất lượng nhất với chi phí hợp lý. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được tiến hành nhanh […]
Khái niệm Nhãn hiệu tập thể. Nhãn hiệu tập thể giống và khác với các nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu chứng nhận như thế nào? Làm cách nào để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể tại Việt […]
Tiêu chí đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu được quy định tại Luật Sở Hữu Trí Tuệ và các văn bản pháp luật hướng dẫn ban hành kèm theo Nhãn hiệu được coi là có tính phân biệt và thỏa […]