Quy định về nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam và một số nước trên thế giới

Thực tế đời sống ngày càng xuất hiện những nhãn hiệu xuất hiện trên thị trường đa dạng khắp các lĩnh vực, điều đó chứng tỏ rằng các doanh nghiệp, cá nhân đặc biệt quan tâm đến nhãn hiệu bởi nó đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Theo luật shtt thì nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, tổ chức này với cá nhân, tổ chức khác. Tuy nhiên thực tế nó còn đóng vai trò về mặt hình ảnh, tầm vóc và sự uy tín của doanh nghiệp trong thời đại 4.0 với sức lan tỏa, bùng nổ trên khắp không gian số, đặc biệt là những nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam và thế giới có độ phủ sóng rất cao và có thể bắt gặp ở mọi nơi. Vậy hãy cùng tìm hiểu một nhãn hiệu đáp ứng được những tiêu chí gì sẽ được coi là nhãn hiệu nổi tiếng

1. Nhãn hiệu nổi tiếng là gì

Một cách giải nghĩa thông thường “nổi tiếng” nghĩa là có tiếng đồn xa, được nhiều người biết đến, vậy nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu có nhiều người biết đến so với các nhãn hiệu khác. Hoặc với suy nghĩ của nhiều người, nhãn hiệu nổi tiếng được đo trên nhiều tiêu chí như: hàng hóa, dịch vụ thông dụng, phổ biến, chất lượng sản phẩm, thời gian, phạm vi sử dụng, sự tín nhiệm của khách hàng, mạng lưới marketing rộng khắp….hoặc là tổng thể của các yếu tố trên gộp lại tạo thành nhãn hiệu nổi tiếng.

Về bản chất, cách hiểu trên cũng là một cách hiểu đúng, đối với luật SHTT 2005 chỉ ra khái niệm về nhãn hiệu nổi tiếng tương đối đơn giản: “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.”. Cũng giống như cách giải thích bên trên, nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được nhiều người biết đến một cách rộng rãi, nhưng thế nào là “biết đến rộng rãi thì nó còn đi kèm với các tiêu chí mà pháp luật Việt Nam quy định.

Image
Mức độ phổ biến của Coca Cola trên thế giới (Ảnh: Internet)

Nhãn hiệu nôi tiếng vừa tạo ra lợi thế nhưng cũng đồng thời là thách thức đối với chủ sử hữu. Một nhãn hiệu nổi tiếng có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh trong kinh doang cực kỳ cao do độ phủ khắp và sự tín nhiệm của khách hàng được xây dựng trong một khoảng thời gian dài, vì thế khi lựa chọn sản phẩm, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn các nhãn hiệu nổi tiếng bới nó đã kiểm chứng về chất lượng cả chính thống lẫn trong lòng người dùng. Mặt khác, việc giá trị thương mại quá cao dẫn đến việc nhãn hiệu nổi tiếng cũng phải đối diện một vấn nạn rất lớn và khó để xử lý, đạo nhái. Việc bảo hộ của pháp luật kết hợp với việc tiêu dùng thông minh của người dân là điều cần thiết.

2. Đặc điểm của nhãn hiệu nổi tiếng

Nhãn hiệu nổi tiếng mang những đặc điểm chung của nhãn hiệu:

– Là dấu hiệu có thể nhìn thấy, được thể hiện thông qua chữ cái, chữ số, hình ảnh, màu sắc hoặc kết hợp các yếu tố trên. Đối với luật SHTT 2005 thì không công nhận bảo hộ đối với các nhãn hiệu âm thanh, màu sắc

– Có khả năng phân biệt với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác, tức là nhãn hiệu không được trùng, tương tự đối với nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc có ngày nộp đơn sớm hơn cho cùng nhóm sản phẩm.

Đặc điểm riêng, nhãn hiệu nổi tiếng ngoài những đặc điểm chung còn mang những đặc điểm riêng

– Là nhãn hiệu có sự phổ biến rất cao, được biết tới rộng rãi ở nhiều khu vực địa lý.

– gắn liền với một số sản phẩm, dịch vụ. Có nghĩa là, khi nhắc đến sản phẩm nào đó, người tiêu dùng sẽ nghĩ đến nhãn hiệu đó đầu tiên hoặc ngược lại

– Có cơ chế bảo hộ riêng. Là một nhãn hiệu đặc biệt cơ chế đối với nhãn hiệu nổi tiếng cũng khác so với các nhãn hiệu còn lại về căn cứ xác lập quyền, tiêu chí đánh giá, cơ chế bảo hộ.

– Nhãn hiệu nổi tiếng là sự kết tinh của nhiều yếu tố của doanh nghiệp trong một quá trình. Nhãn hiệu nổi tiếng không phải tự nhiên mà có, nó là sự kết hợp giữa rất nhiều yếu tố: uy tín, chất lượng sản phẩm, marketing,…

– Mang giá trị rất lớn cả hữu hình lẫn vô hình.

3. Các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng

Theo điều 75 Luật SHTT, nhãn hiệu nổi tiếng sẽ đáp ứng các tiêu chí sau đây:

  • Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;
  • Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;
  • Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;
  • Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
  • Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
  • Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
  • Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
  • Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.

4. Việc ghi nhận nhãn hiệu nổi tiếng

Việc đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng dựa trên các tiêu chí được quy định sẵn nhưng chủ sở hữu phải cung cấp đủ tài liệu chứng minh đối với nhãn hiệu của mình. Việc ghi nhẫn nhãn hiệu nổi tiếng được quy định tại Điều 42 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN

‘‘42.1 Các nhãn hiệu nổi tiếng được pháp luật Việt Nam bảo hộ theo quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ và phù hợp với quy định tại Điều 6bis Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp.

42.2 Quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ và thuộc về chủ sở hữu nhãn hiệu đó mà không cần thủ tục đăng ký. Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể sử dụng các tài liệu quy định tại điểm 42.3 của Thông tư này để chứng minh quyền sở hữu của mình đối với nhãn hiệu và chứng minh nhãn hiệu đáp ứng các điều kiện để được coi là nổi tiếng.

42.3 Tài liệu chứng minh quyền sở hữu nhãn hiệu và chứng minh sự nổi tiếng của nhãn hiệu bao gồm các thông tin về phạm vi, quy mô, mức độ, tính liên tục của việc sử dụng nhãn hiệu, trong đó có thuyết minh về nguồn gốc, lịch sử, thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu; số lượng quốc gia nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc được thừa nhận là nhãn hiệu nổi tiếng; danh mục các loại hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu; phạm vi lãnh thổ mà nhãn hiệu được lưu hành, doanh số bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ; số lượng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được sản xuất, tiêu thụ; giá trị tài sản của nhãn hiệu, giá chuyển nhượng hoặc chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu; đầu tư, chi phí cho quảng cáo, tiếp thị nhãn hiệu, kể cả cho việc tham gia các cuộc triển lãm quốc gia và quốc tế; các vụ việc xâm phạm, tranh chấp và các quyết định, phán quyết của toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền; số liệu khảo sát người tiêu dùng biết đến nhãn hiệu thông qua mua bán, sử dụng và quảng cáo, tiếp thị; xếp hạng, đánh giá uy tín nhãn hiệu của tổ chức quốc gia, quốc tế, phương tiện thông tin đại chúng; giải thưởng, huy chương mà nhãn hiệu đã đạt được; kết quả giám định của tổ chức giám định về sở hữu trí tuệ.

42.4 Trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng được công nhận theo thủ tục tố tụng dân sự hoặc theo quyết định công nhận của Cục Sở hữu trí tuệ thì nhãn hiệu nổi tiếng đó sẽ được ghi nhận vào Danh mục nhãn hiệu nổi tiếng được lưu giữ tại Cục Sở hữu trí tuệ ’’

Image 1
Quy định về nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam và một số nước trên thế giới (Ảnh: internet)

Theo điều 6BIS Công ước Pais về bảo hộ sở hữu công nghiệp quy định về nhãn hiệu nổi tiếng đối với các quốc gia thành viên như sau:


            “(1) Một cách mặc nhiên nếu luật quốc gia cho phép điều đó, hoặc theo đề nghị của bên có liên quan, các nước thành viên của Liên minh có trách nhiệm từ chối hoặc huỷ bỏ đăng ký, ngăn cấm việc sử dụng nhãn hiệu mà nhãn hiệu đó là sự sao chép, bắt chước, biên dịch, và có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được cơ quan có thẩm quyền của nước đăng ký hoặc nước sử dụng coi là nhãn hiệu nổi tiếng tại nước đó của người được Công ước cho hưởng lợi thế sử dụng nhãn hiệu đó trên các loại hàng hoá giống hoặc tương tự. Những quy định này cũng được áp dụng trong trường hợp thành phần chủ yếu của nhãn hiệu là sự sao chép của bất kỳ nhãn hiệu nổi tiếng nào hoặc là sự bắt chước có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đó.

(2) Thời hạn được yêu cầu huỷ bỏ nhãn hiệu như vậy: không ít hơn 5 năm kể từ ngày đăng ký nhãn hiệu. Các nước thành viên của Liên minh có quyền quy định thời hạn theo đó có thể yêu cầu cấm sử dụng nhãn hiệu.

(3) Không được phép quy định thời hạn yêu cầu huỷ bỏ hoặc ngăn cấm việc sử dụng những nhãn hiệu được đăng ký hoặc được sử dụng với dụng ý xấu.”

4. Quy định về nhãn hiệu nổi tiếng tại một số quốc gia trên thế giới

4.1. Quy định về nhãn hiệu nổi tiếng tại Mỹ

Theo quy định tại Mỹ,  nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được nhận biết một cách rộng rãi bởi công chúng tiêu thụ chung của Hoa Kỳ như là một chỉ định/chỉ dẫn về nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa/dịch vụ dưới tên chủ sở hữu nhãn hiệu. (Điều §4 (15 U.S.C. §1125) (c) (2) Đạo Luật Nhãn hiệu hàng hóa Hoa Kỳ)

Tại Mỹ việc ghi nhận nhãn hiệu nổi tiếng cũng được áp dụng theo Điều 6BIS Công ước Paris. Vì vậy đối với nhãn hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước, đã đăng ký hoặc chưa đăng ký cũng đều được pháp luật tại đây bảo hộ

  • Thời hạn, phạm vi và tầm địa lý của quảng cáo và công bố nhãn hiệu, không kể đến các yếu tố này được thực hiện bởi chủ sở hữu hoặc các bên thứ ba;
  • Số lượng, khối lượng, và phạm vi địa lý của hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu được cung cấp;
  • Mức độ được công nhận thực tế của nhãn hiệu.
  • Không kể đến việc nhãn hiệu đã được đăng ký theo Luật của ngày 03 Tháng Ba năm 1881, hay Đạo luật 20 Tháng 2 năm 1905, hoặc trên sổ đăng ký chính.

Về tiêu chí đối với đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng tại Mỹ cũng được dựa trên các tiêu chí cụ thể. Tuy nhiên, điều đặc biệt là nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ tại Mỹ không bị giới hạn bởi sự giống/tương tự của nhãn hiệu và hàng hóa, dịch vụ cung cấp, khả năng nhận biết của người tiêu dùng đối với nhãn hiệu…

4.2 Quy định về nhãn hiệu nổi tiếng tại Trung Quốc

Nhãn hiệu nổi tiếng tại Trung Quốc tuân theo hiệp định TRIPS khiến phạm vi bảo hộ rộng hơn và mạnh hơn so với các nhãn hiệu được đăng ký một cách thông thường. Trung Quốc áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, ưu tiên dành cho người nộp đơn trước. Tuy nhiên, vẫn có một số quy tắc đặc biệt áp dụng đối với nhãn hiệu nổi tiếng mà không được đăng ký và phạm vi bảo hộ cho các nhãn hiệu này không hẹp hơn các nhãn hiệu đã được đăng ký khác. Cụ thể là phạm vi bảo hộ của các nhãn hiệu đã đăng ký chỉ giới hạn cho các sản phẩm/dịch vụ đăng ký trong khi phạm vi bảo hộ của các nhãn hiệu nổi tiếng không chỉ giới hạn ở phạm vi các sản phẩm/dịch vụ uy tín mà còn bao trùm cả các sản phẩm/dịch vụ không liên quan khác.

Tại Trung Quốc, có thể dựa trên 05 yếu tố để xem xét ghi nhận một nhãn hiệu là nổi tiếng, cụ thể là:

  • Mức độ nhận biết của công chúng trong lĩnh vực kinh doanh cho nhãn hiệu;
  • Khoảng thời gian nhãn hiệu được sử dụng;
  • Thời hạn và phạm vi quảng cáo của nhãn hiệu, và khu vực địa lý mà quảng cáo được thực hiện;
  • Các chứng cứ chứng minh nhãn hiệu đã được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng;
  • Các yếu tố khác tạo nên tính nổi tiếng của nhãn hiệu.
Rate this post
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Sự Quan Trọng của Đăng Ký Nhãn Hiệu Đối Với Các Sản Phẩm Tiêu Dùng Hàng Ngày Như Quần Áo và Giày Dép

    Sự Quan Trọng của Đăng Ký Nhãn Hiệu Đối Với Các Sản Phẩm Tiêu Dùng Hàng Ngày Như Quần Áo và Giày Dép

    Contents1. Nhãn hiệu nổi tiếng là gì2. Đặc điểm của nhãn hiệu nổi tiếng3. Các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng4. Việc ghi nhận nhãn hiệu nổi tiếng4. Quy định về nhãn hiệu nổi tiếng tại một số […]

    Tránh những sai lầm thường gặp khi đăng ký nhãn hiệu

    Tránh những sai lầm thường gặp khi đăng ký nhãn hiệu

    Contents1. Nhãn hiệu nổi tiếng là gì2. Đặc điểm của nhãn hiệu nổi tiếng3. Các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng4. Việc ghi nhận nhãn hiệu nổi tiếng4. Quy định về nhãn hiệu nổi tiếng tại một số […]

    Tầm quan trọng của việc bảo vệ nhãn hiệu trong thời đại số

    Tầm quan trọng của việc bảo vệ nhãn hiệu trong thời đại số

    Contents1. Nhãn hiệu nổi tiếng là gì2. Đặc điểm của nhãn hiệu nổi tiếng3. Các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng4. Việc ghi nhận nhãn hiệu nổi tiếng4. Quy định về nhãn hiệu nổi tiếng tại một số […]

    Dấu hiệu bị cấm khi đăng ký nhãn hiệu

    Dấu hiệu bị cấm khi đăng ký nhãn hiệu

    Contents1. Nhãn hiệu nổi tiếng là gì2. Đặc điểm của nhãn hiệu nổi tiếng3. Các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng4. Việc ghi nhận nhãn hiệu nổi tiếng4. Quy định về nhãn hiệu nổi tiếng tại một số […]

    Hạn Chế Của Việc Chuyển Nhượng Nhãn Hiệu Theo Quy Định Mới Nhất Của Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam

    Hạn Chế Của Việc Chuyển Nhượng Nhãn Hiệu Theo Quy Định Mới Nhất Của Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam

    Contents1. Nhãn hiệu nổi tiếng là gì2. Đặc điểm của nhãn hiệu nổi tiếng3. Các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng4. Việc ghi nhận nhãn hiệu nổi tiếng4. Quy định về nhãn hiệu nổi tiếng tại một số […]

    Facebook của chúng tôi
    Contact Me on Zalo
    0914195266