Thực tế cho thấy chủ sở hữu logo, nhãn hiệu hay thương hiệu thường vấp phải các sai lầm nghiêm trọng trong việc bảo hộ tài sản trí tuệ của mình, đặc biệt là trong quá trình đăng ký độc quyền thương hiệu, nhãn hiệu
Khi sở hữu một logo, các doanh nghiệp thường nghĩ ngay đến việc làm sao để bảo hộ được logo này. Có doanh nghiệp lựa chọn việc đăng ký nhãn hiệu để được bảo hộ logo này trong suốt lĩnh vực kinh doanh của mình. Lại cũng có doanh nghiệp lựa chọn việc đăng ký bản quyền tác giả cho logo như một tác phẩm mỹ thuât ứng dụng. Việc lựa chọn hình thức nào đăng ký phụ thuộc vào ý muốn của doanh nghiệp và mục đích doanh nghiệp hướng đến. Tuy nhiên, thật sai lầm khi nhiều doanh nghiệp lựa chọn việc đăng ký bản quyền cho logo thay cho đăng ký nhãn hiệu với suy nghĩ, đăng ký bản quyền logo thời gian ngắn (thường chỉ 20-25 ngày làm việc) mà vẫn bảo hộ được logo của mình trong suốt hoạt động kinh doanh.
Thực tế, quy định của pháp luật đã chỉ ra rằng, khi một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được định hình, tác phẩm đó được tự động bảo hộ mà không đến việc đăng ký. Việc đăng ký tại Cục bản quyền tác giả chỉ là cách ghi nhận vào thời điểm này, chủ sở hữu logo có tiến hành thủ tục đăng ký và nó được coi là chứng cứ khi xảy ra tranh chấp về logo.
Nhưng không vì thế, đăng ký bảo hộ logo dưới dạng bản quyền tác giả lại có thể có đầy đủ quyền để ngăn cản bên khác tiến hành đăng ký logo trên dưới dạng nhãn hiệu hàng hóa/dịch vụ tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ và càng khó khăn khi đem quyền tác giả ra để xử lý vi phạm đối với các nhãn hiệu được gắn trên các hàng hóa/dịch vụ.
Quyền tác giả được xác định đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình kiến trúc, phần mềm máy tính…không liên quan đến hoạt động thương mại. Do đó, pháp luật hiện nay không có bất kỳ quy định rõ ràng nào để trao cho chủ sở hữu quyền tác giả các quyền và cách thức xử lý hành vi sử dụng logo để đăng ký hoặc gắn trên hàng hóa/dịch vụ cụ thể. Thêm vào đó, việc chứng minh thời điểm sáng tạo ra tác phẩm mỹ thuật ứng dụng (logo) trước thời điểm nhãn hiệu (logo) được nộp đơn hoặc sử dụng sẽ khó khăn. Vì vậy, các doanh nghiệp cần cân nhắc thấu đáo việc đăng ký bảo hộ thương hiệu của mình. Không nên vì cái thời gian ngắn trước mắt mà để mất đi các quyền bảo hộ độc quyền logo của mình.
Liên hệ đăng ký độc quyền thương hiệu
Tel: 0914 195 266
Liên hệ
Trong môi trường kinh doanh hiện đại, việc chuyển nhượng nhãn hiệu là một hoạt động phổ biến nhằm tối ưu hóa giá trị thương hiệu và tận dụng lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, theo quy định mới nhất […]
Trong bối cảnh kinh doanh hiện đại, nhãn hiệu không chỉ đơn thuần là một dấu hiệu nhận diện sản phẩm hay dịch vụ, mà còn là một tài sản vô hình quan trọng của doanh nghiệp. Việc đăng ký […]
Để đăng ký nhãn hiệu quần áo tại Việt Nam vào năm 2024, bạn cần tuân theo một quy trình rõ ràng và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Quy trình này không chỉ đảm bảo bạn có quyền sở […]
Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là một trong những hoạt động quan trọng nhất để khẳng định, xác lập quyền sở hữu các sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp. Với số lượng doanh nghiệp trên thị trường ngày càng […]
Nguyên tắc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đầu tiên được sử dụng để giải quyết các vấn đề còn hạn chế trong nguyên tắc sử dụng nhãn hiệu đầu tiên First to use. Nguyên tắc nộp đơn đăng ký […]