Nhãn hiệu được sử dụng thừa nhận rộng rãi và nhãn hiệu nổi tiếng là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Sự khác biệt giữa hai đối tượng này được thể hiện rõ ràng trong các quy định của pháp luật về cơ chế đăng ký và trong việc xử lý vi phạm.
Trước hết, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Bên cạnh nhãn hiệu thông thường còn có nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn liên kết và nhãn hiệu nổi tiếng với các chức năng khác nhau.
Nhãn hiệu nổi tiếng, theo quy định tại Điều 4.20 Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tiêu chí được xem xét để đánh giá một nhãn hiệu (có thể là nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận hoặc nhãn hiệu liên kết) trở thành nhãn hiệu được coi là nổi tiếng khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 75 Luật SHTT.
Hiện tại, Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam không có quy định cụ thể thế nào là một nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cũng như tiêu chí/điều kiện để một nhãn hiệu được coi là đã sử dụng và thừa nhận rộng rãi như được quy định trong Điều 74.2.g của Luật sở hữu trí tuệ.
Tuy nhiên, có thể hiểu nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi là một loại nhãn hiệu, có thể đã được đăng ký hoặc chưa được đăng ký, trong đó khả năng phân biệt được hình thành qua quá trình sử dụng do được biết đến rộng rãi dưới danh nghĩa nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến, kể cả được tiếp cận thông qua phương tiện marketing, quảng cáo.
(Điều 74 điểm g và điểm i)
g) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên;
i) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng;
Điều 11 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP.
Liên hệ
ContentsSự khác biệt về khái niệm:Sự khác biệt trong cơ chế trong đăng ký:Sự khác biệt trong xử lý vi phạm: Trong thị trường tiêu dùng hiện nay, các sản phẩm thiết yếu như quần áo và giày dép không […]
ContentsSự khác biệt về khái niệm:Sự khác biệt trong cơ chế trong đăng ký:Sự khác biệt trong xử lý vi phạm: Đăng ký nhãn hiệu là hoạt động quan trọng đối với các cá nhân, doanh nghiệp muốn bảo vệ […]
ContentsSự khác biệt về khái niệm:Sự khác biệt trong cơ chế trong đăng ký:Sự khác biệt trong xử lý vi phạm: Trong thị trường cạnh tranh ngày nay, nhãn hiệu là yếu tố quan trọng trong chiến lược xây dựng […]
ContentsSự khác biệt về khái niệm:Sự khác biệt trong cơ chế trong đăng ký:Sự khác biệt trong xử lý vi phạm: Theo các quy định về việc đăng ký nhãn hiệu, một số dấu hiệu sẽ bị cấm và hoàn […]
ContentsSự khác biệt về khái niệm:Sự khác biệt trong cơ chế trong đăng ký:Sự khác biệt trong xử lý vi phạm: Trong môi trường kinh doanh hiện đại, việc chuyển nhượng nhãn hiệu là một hoạt động phổ biến nhằm […]