Việc bảo hộ nhãn hiệu của các doanh nghiệp và cá nhân phải tuân theo thủ tục, trình tự theo pháp luật quy định và phải đáp ứng được những yêu cầu chung nhất định.
Trước khi thực hiện các thủ tục để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu cần lưu ý đến khả năng đăng ký của nhãn hiệu bởi vì không phải cứ nộp đơn theo đúng thủ tục là nhãn hiệu đương nhiên được bảo hộ, để chắc chắn về khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu thì chủ sở hữu nhãn hiệu nên thực hiện việc tra cứu trước khi tiến hành nộp đơn. Sau đó, chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ thực hiện các thủ tục tiếp theo:
Nộp một bộ hồ sơ trực tiếp vào Cục sở hữu trí tuệ trong bộ hồ sơ bao gồm:
– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu
– Mẫu vật thể hiện nhãn hiệu
– Giấy ủy quyền nếu đơn được nộp qua một bên đại diện
– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên
Sau khi Cục sở hữu trí tuệ đã tiếp nhận hồ sơ thì người nộp đơn thực hiện việc nộp phí, lệ phí và lấy chứng từ đã nộp đầy đủ phí, lệ phí về. Sau khi nộp đơn, có thể có những sai sót hoặc thiếu sót, có các công văn từ Cục trả về cần trả lời thì người nộp đơn cũng có quyền bổ sung hoặc sửa đổi đơn, tuy nhiên việc thực hiện sửa đổi đơn sẽ bị nhà nước tính lệ phí. Vì đây là công việc mang tính đặc thù cần có kinh nghiệm và chuyên môn cao trong việc soạn thảo hồ sơ, kiến thức về nhãn hiệu cũng như đã làm việc nhiều lần với Cục sở hữu trí tuệ , để tránh việc sai hoặc thiếu sót trong hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thì doanh nghiệp và cá nhân nên ủy quyền cho một Đại diện sở hữu trí tuệ thực hiện thay cho mình để đảm bảo công việc được hiệu quả.