Thụ tục gia hạn nhãn hiệu tức là việc nộp lệ phí để tiếp tục độc quyền nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ trong 10 năm tiếp theo. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn chi tiết thủ tục gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật hiện hành.
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009;
Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
Nghị định số 122/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;
Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;
Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;
Thông tư số 263/2017/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.
Theo đó:
Theo quy định tại Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, và có thể gia hạn hiệu lực thêm nhiều lần liên tiếp, mỗi lần gia hạn 10 năm.
Để được gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, trong vòng 06 tháng trước ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực, chủ văn bằng phải nộp đơn yêu cầu gia hạn cho Cục Sở hữu trí tuệ.
Đơn xin gia hạn có thể nộp muộn hơn thời hạn 06 tháng nêu trên nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày văn bằng bảo hộ hết hiệu lực , và chủ văn bằng sẽ phải nộp lệ phí gia hạn cho mỗi tháng nộp muộn là 10% lệ phí gia hạn.
Trường hợp tổ chức, cá nhân cần gia hạn hiệu lực bảo hộ nhãn hiệu đối với nhiều nhãn hiệu khác nhau. Tổ chức, cá nhân có thể đăng ký gia hạn cho nhiều Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu khác nhau trong cùng thời điểm và trong một tờ khai gia hạn.
Bước 1: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các thành phần hồ sơ nêu trên, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc thông qua đại diện sở hữu công nghiệp đến Cục Sở hữu trí tuệ.
Bước 2: Xử lý đơn xin gia hạn
Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận đơn, chuyên viên phụ trách thuộc Cục sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành xem xét, kiểm tra đơn:
Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra thông báo, người yêu cầu gia hạn có thể sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối. Nếu quá thời hạn nêu trên mà người yêu cầu không có ý kiến hoặc ý kiên phản đối không xác đáng, việc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo từ chối gia hạn.
Liên hệ
Contents1. Căn cứ pháp lý2. Thủ tục gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu2.1. Thành phần hồ sơ 2.2. Quy trình thực hiện3. Phí và lệ phí Đăng ký nhãn hiệu cho quần áo là dịch vụ […]
Contents1. Căn cứ pháp lý2. Thủ tục gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu2.1. Thành phần hồ sơ 2.2. Quy trình thực hiện3. Phí và lệ phí Tính ra, Việt Nam là một quốc gia yên bình […]
Contents1. Căn cứ pháp lý2. Thủ tục gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu2.1. Thành phần hồ sơ 2.2. Quy trình thực hiện3. Phí và lệ phí Sau đây, ASLAW xin giới thiệu toàn bộ quy trình […]
Contents1. Căn cứ pháp lý2. Thủ tục gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu2.1. Thành phần hồ sơ 2.2. Quy trình thực hiện3. Phí và lệ phí Thương hiệu, nói trắng ra chính là nhãn hiệu đã […]
Contents1. Căn cứ pháp lý2. Thủ tục gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu2.1. Thành phần hồ sơ 2.2. Quy trình thực hiện3. Phí và lệ phí Nước hoa ngày nay đã trở thành một sản phẩm […]