Trình tự, thủ tục sửa đổi văn bằng bảo hộ

Đối với nhãn hiệu, văn bằng bảo hộ chính là cơ sở xác thực quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức đối với nhãn hiệu đẵ đăng ký trước đó. Thời hạn bảo hộ đối với nhãn hiệu là 10 năm, đây là một khoảng thời gian tương đối dài nên trong quá trình sử dụng, chủ sở hữu có thể có những thay đổi về thông tin dẫn đến cần phải sửa đổi văn bằng bảo hộ. Vậy thủ tục sửa đổi văn bằng bảo hộ như thế nào?

1. Khái niệm

Văn bằng bảo hộ hay giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là văn bản do Cục Sở hữu trí tuệ cấp cho tổ chức, cá nhân yêu cầu đăng ký nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Văn bằng bảo hộ có thời hạn là 10 năm tính từ ngày mà cá nhân, tổ chức đó nộp đơn đăng ký và có thể được gia hạn thêm 10 năm tiếp theo. Trong thời gian sử dụng, cá nhân, tổ chức có thể tiến hành sửa đổi thông tin, chuyển giao quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng nhãn hiệu dẫn đến thông tin được ghi nhận trên văn bằng cần được sửa đổi. Khi đó, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, việc sửa đổi văn bằng bảo hộ là việc làm cần thiết và bắt buộc.

Image 2
Trình tự, thủ tục sửa đổi văn bằng bảo hộ

2. Các trường hợp sửa đổi văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

Sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, cá nhân, tổ chức là là chủ sở hữu có thể yêu cầu sửa đổi thông tin được ghi nhận trên văn bằng. Thông thường các thông tin hay được sửa đổi bao gồm về tên gọi hay địa chỉ của cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu. Cũng có những trường hợp việc chuyển nhượng văn bằng bảo hộ cho một chủ sở hữu khác thông các hình thức chuyển nhượng, thừa kế, sáp nhập, phân tách doanh nghiệp…

Theo quy định của Pháp luật Sở hữu trí tuệ, cụ thể tại Điều 97 Luật Sở hữu trí tuệ thì:

“1. Chủ văn bằng bảo hộ có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp sửa đổi những thông tin sau đây trên văn bằng bảo hộ với điều kiện phải nộp phí, lệ phí:

a) Thay đổi, sửa chữa thiếu sót liên quan đến tên và địa chỉ của tác giả, chủ văn bằng bảo hộ;

b) Sửa đổi bản mô tả tính chất, chất lượng đặc thù, khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý; sửa đổi quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

2. Theo yêu cầu của chủ văn bằng bảo hộ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp có trách nhiệm sửa chữa những thiếu sót trong văn bằng bảo hộ do lỗi của cơ quan đó. Trong trường hợp này, chủ văn bằng bảo hộ không phải nộp phí, lệ phí.

3. Chủ văn bằng bảo hộ có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thu hẹp phạm vi quyền sở hữu công nghiệp; trong trường hợp này, đơn đăng ký sở hữu công nghiệp tương ứng phải được thẩm định lại về nội dung và người yêu cầu phải nộp phí thẩm định nội dung.”

Như vậy, ngoài những thông tin được sửa đổi thường thấy như là tên, địa chỉ hay thay đổi về chủ sở hữu, văn bằng bảo hộ còn có thể được sửa đổi về:

– Mô tả tính chất, chất lượng của nhãn hiệu

– Khu vực địa lý đối với chỉ dẫn địa lý

– Quy chế sử dụng đối với nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận

– Những sai sót của cơ quan nhà nước được ghi trong văn bằng bảo hộ

– Thu hẹp phạm vi bảo hộ theo yêu cầu của chủ sở hữu.

3. Trình tự, thủ tục tiến hành

Để yêu cầu chỉnh sửa văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu cần chuẩn bị hồ sơ và tiến hành nộp đến Cục Sở hữu trí tuệ, hồ sơ cần chuẩn bị đối với nhãn hiệu thông thường bao gồm:

– Tờ khai yêu cầu sửa đổi văn bằng bảo hộ;

– Bản gốc văn bằng bảo hộ;

– Tài liệu xác nhận việc thay đổi tên, địa chỉ (bản gốc hoặc bản sao có xác nhận của công chứng hoặc của cơ quan có thẩm quyền); quyết định đổi tên, địa chỉ; giấy phép đăng ký kinh doanh có ghi nhận việc thay đổi tên, địa chỉ; các tài liệu pháp lý khác chứng minh việc thay đổi tên, địa chỉ (có xác nhận của công chứng hoặc của cơ quan có thẩm quyền);

– Tài liệu chứng minh việc thừa kế, kế thừa, sáp nhập, chia, tách, hợp nhất, liên doanh, liên kết, thành lập pháp nhân mới của cùng chủ sở hữu, chuyển đổi hình thức kinh doanh hoặc theo quyết định của Tòa án hoặc của các cơ quan có thẩm quyền khác);

– Tài liệu thuyết minh chi tiết nội dung sửa đổi;

– Giấy ủy quyền (nếu yêu cầu thông qua đại diện);

– Tài liệu khác (nếu cần).

Sau khi hồ sơ được nộp hợp lệ tại Cục Sở hữu trí tuệ, việc sửa đổi sẽ được thẩm định trong vòng 02 tháng, trường hợp yêu cầu thu hẹp phạm vi bảo hộ, thời gian thẩm định sẽ là 06 tháng. Đồng thời ghi yêu cầu sửa đổi, chủ sở hữu cũng phải đóng mức phí theo quy định như sau:

– Phí thẩm định yêu cầu sửa đổi VBBH: 160.000 đồng/VBBH

– Phí công bố Quyết định sửa đổi VBBH: 120.000 đồng/đơn

– Phí đăng bạ Quyết định sửa đổi VBBH: 120.000 đồng/VBBH

– Phí thẩm định lại (nếu yêu cầu thu hẹp phạm vi bảo hộ): tương ứng với phí thẩm định lần đầu: 550.000 đồng/nhóm

Trên đây là những điều cần biết về thủ tục sửa đổi văn bằng bảo hộ, trường hợp cá nhân, tổ chức có vướng mắc trong quá trình chuẩn bị hồ sơ có thể thông qua tổ chức đại diện để tiến hành một cách đảm bảo nhất.

Rate this post
Rate this post
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Amazon Brand Registry: Quy trình Đăng Ký Thương Hiệu cho Sản Phẩm

    Amazon Brand Registry: Quy trình Đăng Ký Thương Hiệu cho Sản Phẩm

    Contents1. Khái niệm2. Các trường hợp sửa đổi văn bằng bảo hộ nhãn hiệu3. Trình tự, thủ tục tiến hành Để tham gia Amazon Brand Registry, thương hiệu của bạn cần phải sở hữu một nhãn hiệu đã được đăng […]

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa – Xu hướng 2023

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa – Xu hướng 2023

    Contents1. Khái niệm2. Các trường hợp sửa đổi văn bằng bảo hộ nhãn hiệu3. Trình tự, thủ tục tiến hành Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là bước đầu tiên khẳng định, xác lập quyền sở hữu của doanh nghiệp […]

    Đăng ký nhãn hiệu trên Amazon như thế nào trong năm 2023?

    Đăng ký nhãn hiệu trên Amazon như thế nào trong năm 2023?

    Contents1. Khái niệm2. Các trường hợp sửa đổi văn bằng bảo hộ nhãn hiệu3. Trình tự, thủ tục tiến hành Đăng ký nhãn hiệu trên Amazon là cách hiệu quả nhất ngăn chặn hành vi giả mạo cũng như hàng […]

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa – Xu hướng 2023

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa – Xu hướng 2023

    Contents1. Khái niệm2. Các trường hợp sửa đổi văn bằng bảo hộ nhãn hiệu3. Trình tự, thủ tục tiến hành Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là một trong những hoạt động quan trọng nhất để khẳng định, xác lập quyền […]

    Đăng ký nhãn hiệu cho quần áo

    Đăng ký nhãn hiệu cho quần áo

    Contents1. Khái niệm2. Các trường hợp sửa đổi văn bằng bảo hộ nhãn hiệu3. Trình tự, thủ tục tiến hành Đăng ký nhãn hiệu cho quần áo là dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tương đối phổ biến tại Việt […]

    Facebook của chúng tôi