Đơn đăng ký nhãn hiệu không phải cứ nộp vào nhà nước là đương nhiên được cấp văn bằng bảo hộ mà vẫn có thể bị nhà nước từ chối.
Nhà nước sẽ từ chối cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu khi:
– Nhận thấy hồ sơ xin bảo hộ nhãn hiệu không hợp lệ: hồ sơ không đáp ứng được các yêu cầu về hình thức, đối tượng nêu trong đơn là đối tượng không được bảo hộ, người nộp hồ sơ không có quyền đăng ký, hồ sơ được nộp trái quy định với cách thức nộp hồ sơ, người nộp hồ sơ không đóng lệ phí.
– Có cơ sở để khẳng định rằng nhãn hiệu đó không đáp ứng được các điều kiện bảo hộ tức là nó nếu nó được gắn lên hàng hóa, dịch vụ và đưa ra thị trường thì rất dễ gây nhầm lẫn, không có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các nhà sản xuất khác nhau.
– Mặc dù nhãn hiệu được xét thấy là đủ điều kiện cấp văn bằng bảo hộ nhưng thời điểm nộp hồ sơ không phải là thời điểm sớm nhất khi mà có nhiều bên cùng nộp hồ sơ xin bảo hộ cho các nhãn hiệu giống nhau hoặc tương tự nhau. Hoặc hồ sơ xin bảo hộ nhãn hiệu bị từ chối do không có ngày ưu tiên khi đã nộp sau với các hồ sơ khác.
– Khi một hồ sơ xin bảo hộ nhãn hiệu đã được nộp sớm nhất tại Việt Nam, nhưng đơn đó bị từ chối bởi một đơn nước ngoài đăng ký vào Việt Nam theo một hiệp định quốc tế về sở hữu trí tuệ mà Việt Nam là thành viên.
– Trong trường hợp có nhiều hồ sơ khác nhau xin đăng ký cho nhiều nhãn hiệu mà các nhãn hiệu đó bị trùng hoặc tương tự với nhau nộp cùng một lúc mà những người nộp đơn không thỏa thuận được thì tất cả các đơn đó sẽ bị từ chối bảo hộ.
– Khi nhãn hiệu đã được ra quyết định bảo hộ rồi nhưng có một bên khác đưa ra bằng chứng để phản đối quyết định đó. Cục sở hữu trí tuệ xem xét lại quyết định và thấy rằng việc phản đối đó là chính xác.
Liên hệ
Trong môi trường kinh doanh hiện đại, việc chuyển nhượng nhãn hiệu là một hoạt động phổ biến nhằm tối ưu hóa giá trị thương hiệu và tận dụng lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, theo quy định mới nhất […]
Trong bối cảnh kinh doanh hiện đại, nhãn hiệu không chỉ đơn thuần là một dấu hiệu nhận diện sản phẩm hay dịch vụ, mà còn là một tài sản vô hình quan trọng của doanh nghiệp. Việc đăng ký […]
Để đăng ký nhãn hiệu quần áo tại Việt Nam vào năm 2024, bạn cần tuân theo một quy trình rõ ràng và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Quy trình này không chỉ đảm bảo bạn có quyền sở […]
Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là một trong những hoạt động quan trọng nhất để khẳng định, xác lập quyền sở hữu các sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp. Với số lượng doanh nghiệp trên thị trường ngày càng […]
Nguyên tắc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đầu tiên được sử dụng để giải quyết các vấn đề còn hạn chế trong nguyên tắc sử dụng nhãn hiệu đầu tiên First to use. Nguyên tắc nộp đơn đăng ký […]