Phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam

Xác định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu là một vấn đề chủ sở hữu nhãn hiệu cần nắm được để có chiến lược đăng ký và sử dụng nhãn hiệu hiệu quả.

1. Xác định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu

Phạm vi bảo hộ được xác định theo:

  • Mẫu nhãn hiệu

Phần mẫu nhãn hiệu không bao gồm các yếu tố bị loại trừ (Các trường hợp dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình bị coi là không có khả năng phân biệt).

Trường hợp:

(i) yếu tố bị loại trừ nhưng có liên quan chặt chẽ với bộ phận còn lại

(ii) Sự hiện diện của yếu tố bị loại trừ không làm mất khả năng phân biệt của nhãn hiệu.

Khi đó, có thể để lại yếu tố bị loại trừ trong mẫu nhưng yếu tố đó không thuộc bảo phạm vi bảo hộ.

Ví dụ: Nhãn hiệu QUYNHCHI CLOTHES cho sản phẩm may mặc.

Dấu hiệu CLOTHES bị coi là không có khả năng phân biệt do mang nội dung mô tả chính sản phẩm. Tuy nhiên kết hợp với QUYNHCHI thì tổng thể nhãn hiệu vẫn có khả năng phân biệt.

Do đó, nhãn hiệu có thể được chấp nhận bảo hộ tổng thể, không bảo hộ riêng “CLOTHES”.

  • Danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu

Nhãn hiệu chỉ được bảo hộ trong phạm vi nhóm ngành sản phẩm dịch vụ đã được đăng ký (trừ trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng).

Do đó, cần xác định nhóm ngành sản phẩm, dịch vụ cần thiết phải đăng ký để tránh bị doanh nghiệp khác lợi dụng danh tiếng nhãn hiệu.

  • Phạm vi lãnh thổ quốc gia

Nhãn hiệu được bảo hộ trong phạm vi quốc gia mà NH đó được cấp giấy chứng nhận.

Do đó, cần xác định quốc gia xin bảo hộ để tránh trường hợp khi tham gia vào thị trường quốc tế thì nhãn hiệu lại không được bảo hộ tại quốc gia sở tại.

2. Phạm vi bảo hộ của các loại nhãn hiệu

  • Dạng nhãn hiệu chữ in tiêu chuẩn (cấu tạo từ các chữ in hoặc chứ số dạng tiêu chuẩn màu đen, trắng)

Dạng nhãn hiệu này được bảo hộ nội dung của nhãn hiệu (kết cấu các chữ cái, phát âm, ý nghĩa).

Theo đó, chủ sỡ hữu NH chữ in tiêu chuẩn có quyền sử dụng ở các dạng chữ hoặc màu sắc bất kỳ theo mong muốn miễn là không xâm phạm vào phạm vi bảo hộ của NH khác.

Trường hợp chủ sỡ hữu tùy ý sáng tạo nhãn hiệu của mình dưới cách trình bày khác, thì cách trình bày khác đó không thuộc phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu chữ in tiêu chuẩn.

  • Dạng nhãn hiệu chữ cách điệu/ hình họa (cấu tạo từ các chữ cái, từ ngữ, chữ số được cách điệu hoặc/và hình họa hóa hoặc/và chứa màu sắc)

Dạng nhãn hiệu này được bảo hộ cả về nội dung và cách trình bày mỹ thuật.

Lưu ý trường hợp này phạm vi bị hạn chế bởi cách trình bày mỹ thuật đã đăng ký mà không được tùy ý sử dụng cách trình bày khác như dạng nhãn hiệu chữ in tiêu chuẩn.

  • Nhãn hiệu nổi tiếng:

Dạng nhãn hiệu này có phạm vi bao trùm lên tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ không cùng loại.

Trường hợp này, mặc dù không đăng ký sản phẩm, dịch vụ trùng và tương tự, thì việc sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng (dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm) có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ thì bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.

Như vậy, việc xác định phạm vi bảo hộ là vô cùng cần thiết để chủ sở hữu sử dụng NH của mình hiệu quả thông qua việc cân nhắc đăng ký các nhóm ngành sản phẩm dịch vụ cụ thể, thiết kế nhãn hiệu và xác định các quốc gia cần đăng ký bảo hộ.

5/5 - (1 bình chọn)
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Đăng ký Nhãn Hiệu 2024: Bảo Vệ Thương Hiệu Toàn Diện

    Đăng ký Nhãn Hiệu 2024: Bảo Vệ Thương Hiệu Toàn Diện

    Contents1. Xác định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệuMẫu nhãn hiệuDanh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệuPhạm vi lãnh thổ quốc gia2. Phạm vi bảo hộ của các loại nhãn hiệuDạng nhãn hiệu chữ in tiêu chuẩn (cấu […]

    Chi phí và thời gian đăng ký nhãn hiệu mỹ phẩm tại Việt Nam

    Chi phí và thời gian đăng ký nhãn hiệu mỹ phẩm tại Việt Nam

    Contents1. Xác định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệuMẫu nhãn hiệuDanh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệuPhạm vi lãnh thổ quốc gia2. Phạm vi bảo hộ của các loại nhãn hiệuDạng nhãn hiệu chữ in tiêu chuẩn (cấu […]

    Quy trình và thủ tục đăng ký nhãn hiệu thực phẩm tại Việt Nam

    Quy trình và thủ tục đăng ký nhãn hiệu thực phẩm tại Việt Nam

    Contents1. Xác định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệuMẫu nhãn hiệuDanh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệuPhạm vi lãnh thổ quốc gia2. Phạm vi bảo hộ của các loại nhãn hiệuDạng nhãn hiệu chữ in tiêu chuẩn (cấu […]

    Cách đăng ký nhãn hiệu quần áo tại Việt Nam năm 2024

    Cách đăng ký nhãn hiệu quần áo tại Việt Nam năm 2024

    Contents1. Xác định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệuMẫu nhãn hiệuDanh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệuPhạm vi lãnh thổ quốc gia2. Phạm vi bảo hộ của các loại nhãn hiệuDạng nhãn hiệu chữ in tiêu chuẩn (cấu […]

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa – Xu hướng 2024

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa – Xu hướng 2024

    Contents1. Xác định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệuMẫu nhãn hiệuDanh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệuPhạm vi lãnh thổ quốc gia2. Phạm vi bảo hộ của các loại nhãn hiệuDạng nhãn hiệu chữ in tiêu chuẩn (cấu […]

    Facebook của chúng tôi