Một doanh nghiệp khi đã được cấp văn bằng bảo hộ mà có một bên nào khác vi phạm về nhãn hiệu có thể gây ảnh hưởng xấu đến uy tín thương hiệu cũng như lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp thì doanh nghiệp hoàn toàn có thể yêu cầu nhà nước xử lý bên vi phạm đó.
Việc vi phạm nhãn hiệu xảy ra thương xuyên và luôn làm cho các doanh nghiệp phải đau đầu, nhất là với các doanh nghiệp có thương hiệu lớn và nhãn hiệu xuất hiện phổ biến trên thị trường, vì thế để bảo vệ sự ổn định của thị trường cũng như lợi ích của doanh nghiệp và người tiêu dùng thì pháp luật đưa ra các biện pháp để xử lý các bên vi phạm độc quyền nhãn hiệu của doanh nghiệp.
Theo đó, khi mà doanh nghiệp phát hiện ra trên thị trường đang có một bên nào đó có hành vi xâm phạm quyền về nhãn hiệu của mình thì hoàn toàn có thể yêu cầu nhà nước xử lý, nhưng trước hết các doanh nghiệp nên gửi thư yêu cảnh báo đến bên đó về sự vi phạm của họ, nếu bên vi phạm chấm dứt hành vi của mình ngay lập tức thì không cần thiết phải nhờ đến sự can thiệp của nhà nước nữa. Ngược lại, nếu họ vẫn tiếp tục hành vi vi phạm thì lúc này doanh nghiệp sẽ tiến hành việc lấy bằng chứng để gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, yêu cầu xử lý.
Doanh nghiệp có thể chọn cho mình các biện pháp xử lý khác nhau để chống lại các hành vi vi phạm như:
– Biện pháp hành chính: yêu cầu quản lý thị trường, cảnh sát kinh tế hoặc các cơ quan hải quan trong trường hợp hàng xuất khẩu… để xử phạt tiền với các bên vi phạm.
– Biện pháp dân sự: khởi kiện dân sự lên tòa án và thực hiện các thủ tục tố tụng dân sự về việc xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ, và đòi bên vi phạm bồi thường thiệt hại
– Biện pháp hình sự: bên vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm hàng giả hoặc tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ