Chỉ dẫn địa lý và xuất xứ hàng hóa

So sánh chỉ dẫn địa lý và xuất xứ hàng hóa, Pháp luật Quy định như thế nào về chỉ dẫn địa lý và xuất xứ hàng hóa? Hai đối tượng này được bảo hộ như thế nào? Dưới đây ASLaw sẽ giúp bạn giải đáp.

Chỉ dẫn địa lý và Xuất xứ hàng hóa đôi khi khiến người ta lầm tưởng là một nhưng thực chất hai đối tượng này là khác nhau và có cơ chế bảo hộ hoàn toàn khác.

chi-dan-dia-ly-va-xuat-xu-hang-hoa

Chỉ dẫn địa lý

Chỉ dẫn địa lý hay còn được hiểu là chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của hàng hóa

Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hóa đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

-Thể hiện dưới dạng một từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc hình ảnh, dùng để chỉ một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, địa phương thuộc một quốc gia;

– Thể hiện trên hàng hóa, bao bì hàng hóa hay giấy tờ giao dịch liên quan tới việc mua bán hàng hóa nhằm chỉ dẫn rằng hàng hóa nói trên có nguồn gốc tại quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương mà đặc trưng về chất lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của loại hàng hóa này có được chủ yếu là do nguồn gốc địa lý tạo nên.

Quyền sở hữu chỉ dẫn địa lý

Chỉ dẫn địa lý được coi là tài sản quốc gia. Chỉ dẫn địa lý không thuộc độc quyền của riêng tổ chức, cá nhân nào mà thuộc quyền sử dụng của tất cả các cơ sở sản xuất, đưa ra thị trường đặc sản đó, kể cả các cơ sở chế biến và đóng gói.

Đăng ký chỉ dẫn địa lý

Quyền bảo hộ chỉ dẫn địa lý tự động được xác lập khi có đủ điều kiện quy định, không cần phải đăng ký. Tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý chính là các điều kiện để một chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, bao gồm các yếu tố cần và đủ để xác định đặc trưng và phân biệt sản phẩm cùng loại của các địa phương khác. Chỉ dẫn địa lý thường dùng gắn cho nông sản chưa chế biến hoặc mới sơ chế như: trái cây, hoa tươi, rau củ.

Ví dụ: bưởi “Đoan Hùng” – Phú Thọ, Kẹo Sừu Trâu-Nam Định

Nếu tên địa danh đã quá nổi tiếng đến mức thành nhãn hiệu hàng hóa thì không được bảo hộ, như Cognac, Whisky, Vodka (cho sản phẩm rượu) đều là địa danh của Pháp, Anh và Nga nhưng đã nổi tiếng đến mức nhầm lẫn thành nhãn hiệu hàng hóa, mất khả năng chỉ dẫn nguồn gốc địa lý và không được coi là chỉ dẫn địa lý nữa.

Tên gọi xuất xứ hàng hóa là tên địa lý của quốc gia nước, địa phương dùng để chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương đó với điều kiện những mặt hàng này có các tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm yếu tố tự nhiên, con người, hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó.

Ví dụ: Phú Quốc, Buôn Mê Thuột, Đà Lạt

Quyền SHCN đối với tên gọi xuất xứ hàng hóa chỉ phát sinh trên cơ sở Văn bằng bảo hộ do Cơ quan có thẩm quyền cấp. Giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hóa có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp, trừ trường hợp xuất hiện các yếu tố làm mất tính đặc thù như quy định.

Quyền nộp đơn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hóa gồm mọi tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm có tính chất, chất lượng đặc thù tại địa phương có tên địa lý tương ứng với tên gọi xuất xứ hàng hóa. Quyền nộp đơn này không được chuyển giao.

Các yếu tố thể hiện tính chất đặc thù của sản phẩm, hàng hóa mang tên gọi xuất xứ hàng hóa rất đa dạng. Có thể là đặc trưng về chất lượng (tính chất lý, hóa, sinh, cảm quan), về những thuộc tính khác của sản phẩm. Đặc trưng về điều kiện tự nhiên (khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, thủy văn) về con người (bí quyết, công nghệ sản xuất, chế biến truyền thông, kỹ năng , kỹ xảo).

Và gắn với một khu vực địa lý có ranh giới xác định (bằng bản đồ) với địa danh cụ thể. Các yếu tố đặc trưng phải có khả năng kiểm tra được vì đó là những yếu tố có ý nghĩa quan trọng trong khâu kiểm soát việc sử dụng. Vì vậy phải tìm ra phương pháp để thẩm định các yếu đó.

Hy vọng những phân tích trên đây đã làm sáng tỏ thểm một phần nào sự khác nhau giữa Chỉ dẫn địa lý và Xuất xứ hàng hóa Mọi chi tiết xin liên hệ 0914195266

Rate this post
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa – Xu hướng 2023

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa – Xu hướng 2023

    ContentsChỉ dẫn địa lýQuyền sở hữu chỉ dẫn địa lýĐăng ký chỉ dẫn địa lýVí dụ: bưởi “Đoan Hùng” – Phú Thọ, Kẹo Sừu Trâu-Nam ĐịnhVí dụ: Phú Quốc, Buôn Mê Thuột, Đà LạtCác yếu tố thể hiện tính chất […]

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa – Xu hướng 2023

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa – Xu hướng 2023

    ContentsChỉ dẫn địa lýQuyền sở hữu chỉ dẫn địa lýĐăng ký chỉ dẫn địa lýVí dụ: bưởi “Đoan Hùng” – Phú Thọ, Kẹo Sừu Trâu-Nam ĐịnhVí dụ: Phú Quốc, Buôn Mê Thuột, Đà LạtCác yếu tố thể hiện tính chất […]

    Đăng ký nhãn hiệu cho nông sản Việt Nam – Để nông sản Việt vươn mình ra thế giới

    Đăng ký nhãn hiệu cho nông sản Việt Nam – Để nông sản Việt vươn mình ra thế giới

    ContentsChỉ dẫn địa lýQuyền sở hữu chỉ dẫn địa lýĐăng ký chỉ dẫn địa lýVí dụ: bưởi “Đoan Hùng” – Phú Thọ, Kẹo Sừu Trâu-Nam ĐịnhVí dụ: Phú Quốc, Buôn Mê Thuột, Đà LạtCác yếu tố thể hiện tính chất […]

    Các lưu ý khi làm hợp đồng li xăng nhãn hiệu

    Các lưu ý khi làm hợp đồng li xăng nhãn hiệu

    ContentsChỉ dẫn địa lýQuyền sở hữu chỉ dẫn địa lýĐăng ký chỉ dẫn địa lýVí dụ: bưởi “Đoan Hùng” – Phú Thọ, Kẹo Sừu Trâu-Nam ĐịnhVí dụ: Phú Quốc, Buôn Mê Thuột, Đà LạtCác yếu tố thể hiện tính chất […]

    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam mới nhất 2023

    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam mới nhất 2023

    ContentsChỉ dẫn địa lýQuyền sở hữu chỉ dẫn địa lýĐăng ký chỉ dẫn địa lýVí dụ: bưởi “Đoan Hùng” – Phú Thọ, Kẹo Sừu Trâu-Nam ĐịnhVí dụ: Phú Quốc, Buôn Mê Thuột, Đà LạtCác yếu tố thể hiện tính chất […]

    Facebook của chúng tôi