Có rất nhiều dấu hiệu bị từ chối làm nhãn hiệu chỉ vì người đăng ký nhãn hiệu không biết đến những trường hợp không được bảo hộ. Vậy nên trước khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, bạn cần nắm rõ 6 đối tượng không được bảo hộ. Đơn đăng ký nhãn hiệu thường bị từ chối dựa trên các cơ sở sau.
Tên gọi chung ở đây là tên gọi của sản phẩm, dịch vụ đó.
Ví dụ: Table (có nghĩa là cái bàn) cho sản phẩm cái bàn. Vậy thì nhãn hiệu “Table” sẽ bị từ chối vì đó là tên gọi chung của sản phẩm.
Phần này là các từ ngữ để mô tả đặc tính của sản phẩm.
Ví dụ: “Spicy” (có nghĩa là cay) cho sản phẩm tương ớt. Vậy thì phần chữ “Spicy” này có thể bị từ chối khi đăng ký cho tương ớt vì tính mô tả của nó.
Hiểu một cách đơn giản lý do tại sao không bảo hộ độc quyền cho các từ ngữ có tính mô tả là bởi đảm bảo tính công bằng. Sẽ không công bằng khi một từ ngữ mang tính mô tả chung nhưng lại được bảo hộ riêng, bảo hộ độc quyền cho một nhà phân phối để tiếp thị sản phẩm của mình.
Các từ ngữ chỉ chất lượng hay nói cách khác là tán dương sản phẩm cũng có nhiều khả năng bị từ chối.
Ví dụ: BEST – tốt nhất; INNOVATIVE – sáng tạo…
Để không bị từ chối, các từ ngữ này có thể đi kèm với những bộ phận khác của nhãn hiệu mà có khả năng phân biệt.
Cụ thể, những nhãn hiệu này có khả năng lừa dối người tiêu dùng về:
– đặc điểm, tính chất
– chất lượng sản phẩm
– nguồn gốc địa lý của sản phẩm.
Dấu hiệu bao gồm các từ ngữ và hình ảnh minh hoạ khi vi phạm các chuẩn mực về đạo đức, tôn giáo, trật tự công cộng thì sẽ không được phép đăng ký nhãn hiệu. Đây là một trong những trường hợp cấm.
Đây cũng là một trong những trường hợp bị loại ra khỏi đối tượng được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Trừ khi được chính các cơ quan, tổ chức đó đồng ý cho phép sử dụng hình ảnh, biểu tượng đó để làm nhãn hiệu.
Trong trường hợp dấu hiệu trùng nhau hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn cho cùng nhóm sản phẩm, dịch vụ thì dấu hiệu đăng ký sau sẽ bị từ chối. Trong trường hợp nãy mỗi quốc gia lại có những cách xử lý khác nhau. Có những quốc gia chỉ thực hiện việc tra cứu đối chứng khi có đơn phản đối của bên thứ ba sau khi công bố nhãn hiệu. Có những quốc gia, trong đó có Việt Nam thì thực hiện việc kiểm tra đối chứng được tiến hành với các nhãn hiệu đã được chấp nhận đơn đăng ký bảo hộ.
Như vậy trước khi đăng ký, người đăng ký cần tránh những đối tượng không được bảo hộ nhãn hiệu để tránh mất thời gian cũng như tiền bạc.
Liên hệ
ContentsTên gọi chungPhần chữ có tính mô tảNhãn hiệu có tính mô tảTrái trật tự công cộng và đạo đứcQuốc kỳ, quốc huy, dấu xác nhận và các biểu tượngXung đột quyền của nhãn hiệu đã được bảo hộ Đăng […]
ContentsTên gọi chungPhần chữ có tính mô tảNhãn hiệu có tính mô tảTrái trật tự công cộng và đạo đứcQuốc kỳ, quốc huy, dấu xác nhận và các biểu tượngXung đột quyền của nhãn hiệu đã được bảo hộ Việc […]
ContentsTên gọi chungPhần chữ có tính mô tảNhãn hiệu có tính mô tảTrái trật tự công cộng và đạo đứcQuốc kỳ, quốc huy, dấu xác nhận và các biểu tượngXung đột quyền của nhãn hiệu đã được bảo hộ Trong […]
ContentsTên gọi chungPhần chữ có tính mô tảNhãn hiệu có tính mô tảTrái trật tự công cộng và đạo đứcQuốc kỳ, quốc huy, dấu xác nhận và các biểu tượngXung đột quyền của nhãn hiệu đã được bảo hộ Trong […]
ContentsTên gọi chungPhần chữ có tính mô tảNhãn hiệu có tính mô tảTrái trật tự công cộng và đạo đứcQuốc kỳ, quốc huy, dấu xác nhận và các biểu tượngXung đột quyền của nhãn hiệu đã được bảo hộ Việc […]