Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp được quy định trong Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, theo đó, tổ chức, cá nhân khi phát hiện có hành vi xâm phạm, có thể bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của mình bằng các biện pháp khác nhau. Tuy nhiên, tùy từng mức độ xâm phạm khác nhau mà các chủ thể này cần lưu ý nên chọn biện pháp dân sự hay biện pháp hành chính.
Bản chất của biện pháp bảo vệ này là thông qua việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến QSHCN tại Tòa án nhân dân, các chủ sở hữu QSHCN không chỉ được quyền yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi xâm phạm QSHCN một cách có hiệu quả mà còn buộc bên vi phạm bồi thường thiệt hại do hành vi đó gây ra đối với thiệt hại về vật chất và tinh thần.
Thông qua việc giải quyết các tranh chấp về QSHCN, Tòa án sẽ bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ pháp luật về SHCN. Thông thường, việc giải quyết các tranh chấp về QSHCN tại Tòa án là cơ chế bảo hộ hữu hiệu nhất bởi QSHCN với bản chất là quyền dân sự, do vậy tranh chấp phát sinh từ QSHCN là các tranh chấp dân sự.
Đặc điểm quan trọng của việc bảo vệ QSHCN bằng biện pháp bảo vệ này chính là ý nghĩa trừng phạt đối với hành vi xâm phạm quyền. Mọi hành vi xâm phạm, người thực hiện hành vi xâm phạm mà có gây tổn hại cho xã hội thì đều bị coi là vi phạm pháp luật và bị xử lý hành chính. Bên cạnh đó, biện pháp hành chính có tính tới đến tăng nặng mức phạt đối với các tình tiết tăng nặng như: vi phạm có tổ chức, vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm, sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh,…
Biện pháp hành chính không thể buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại cho chủ thể quyền. Đây là hạn chế của việc thực thi quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính. Trong quá trình thụ lý và xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính, cơ quan hành chính có thẩm quyền thường chỉ xử phạt hành vi xâm phạm quyền, còn phần yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại của chủ thể quyền đề nghị tách riêng và thực hiện theo trình tự dân sự.
Ngược lại, cơ chế dân sự điều chỉnh quan hệ giữa chủ sở hữu quyền và người xâm phạm quyền. Chẳng hạn, việc đền bù thiệt hại đã khắc phục tác hại của hành vi xâm phạm quyền gây ra cho người nắm giữ quyền, mà không đền bù thiệt hại cho người thứ ba và xã hội. Các biện pháp xử lý do biện pháp dân sự đưa ra về căn bản, giúp lặp lại thế cân bằng lợi ích cho người có quyền bị xâm phạm.
Đối với người thực hiện hành vi xâm phạm, sau khi bị xử lý bằng biện pháp dân sự sẽ trở về trạng thái ban đầu trước khi thực hiện hành vi xâm phạm và không phải chịu trách nhiệm nặng hơn khi tiếp tục có hành vi xâm phạm. Chính vì vậy, việc thực hiện bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp dân sự sẽ đạt được mục tiêu là ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của chủ thể quyền.
Liên hệ
ContentsBiện pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp dân sự:Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính:Ưu điểm và nhược điểm của hai biện pháp bảo vệ quyền sở hữu […]
ContentsBiện pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp dân sự:Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính:Ưu điểm và nhược điểm của hai biện pháp bảo vệ quyền sở hữu […]
ContentsBiện pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp dân sự:Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính:Ưu điểm và nhược điểm của hai biện pháp bảo vệ quyền sở hữu […]
ContentsBiện pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp dân sự:Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính:Ưu điểm và nhược điểm của hai biện pháp bảo vệ quyền sở hữu […]
ContentsBiện pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp dân sự:Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính:Ưu điểm và nhược điểm của hai biện pháp bảo vệ quyền sở hữu […]