Các loại nhãn hiệu thường gặp trong cuộc sống

Nhãn hiệu là một trong những đối tượng quyền sở hữu công nghiệp có tính thương mại, gắn liền với sản phẩm, dịch vụ của của mỗi doanh nghiệp. Như vậy, theo quy định, có những loại nhãn hiệu thường gặp nào?

1. Căn cứ vào thành phần cấu tạo nên nhãn hiệu:

Một nhãn hiệu có thể được tạo ra bởi phần chữ (bao gồm chữ cái, từ ngữ, chữ số…); phần hình (hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều…) hoặc sự kết hợp của cả hai yếu tố trên. Căn cứ vào các thành phần cấu tạo, có thể chia thành các loại nhãn hiệu sau:

a) Nhãn hiệu chữ

Là nhãn hiệu được cấu thành bởi dấu hiệu chữ viết như chữ cái, từ ngữ, số, chữ số,… mà có thể phát âm được. Sự kết hợp nà có thể tạo thành một cụm từ, một câu. Đây là loại nhãn hiệu khá phổ biến.

Ví dụ: Dell, Sony,…

b) Nhãn hiệu hình

Nhãn hiệu hình là nhãn hiệu được cấu thành bởi các dấu hiệu hình như hình ảnh, hình vẽ, hình khối. 

Ví dụ:

c) Nhãn hiệu là sự kết hợp hình và chữ

Đây là loại nhãn hiệu được tạo ra bởi cả chữ viết và hình ảnh. Nhãn hiệu này có thể được thể hiện dưới dạng đen trắng hoặc màu sắc.

Ví dụ:   

2. Căn cứ vào đặc tính của nhãn hiệu

Bên cạnh tiêu chí cấu tạo, người ta cũng phân loại nhãn hiệu dựa trên các đặc điểm riêng biệt của nhãn hiệu. Đây là 05 loại nhãn hiệu thường gặp nhất khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu. Cụ thể như sau:

a) Nhãn hiệu chứng nhận

Nhãn hiệu chứng nhận là loại nhãn hiệu mà mỗi cá nhân, tổ chức phải được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu mới được sử dụng nhãn hiệu đó trên hàng hóa, dịch vụ của họ. Việc sử dụng nhãn hiệu này để chứng nhận các đặc tính của sản phẩm/dịch vụ. Chủ sở hữu loại nhãn hiệu này phải tuân thủ các quy chế sử dụng trong quá trình chứng nhận hàng hóa, dịch vụ và có nghĩa vụ kiểm soát sự tuân thủ quy chế của các tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu chứng nhận. Một quy chế sử dụng của nhãn hiệu chứng nhận sẽ bao gồm các nội dung sau: Chủ sở hữu, điều kiện được sử dụng, đặc tính hàng hóa/dịch vụ được chứng nhận, phương pháp đánh giá. 

Ví dụ: Nhãn hiệu chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao là một nhãn hiệu chứng nhận.

b) Nhãn hiệu tập thể

Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu chỉ thành viên của tổ chức sở hữu nhãn hiệu đó mới được sử dụng. Bất kỳ đối tượng nào muốn sử dụng đều phải trở thành thành viên của tổ chức đó. Chính điều này khiến cho khách hàng là người tiêu dùng có thể phân biệt sản phẩm/ dịch vụ của các thành viên thuộc tổ chức sở hữu của nhãn hiệu đó với hàng hóa/ dịch vụ của các đối tượng không phải là thành viên. Các thành viên sử dụng cũng như chủ sở hữu nhãn hiệu này cũng phải tuân theo quy chế sử dụng. Quy chế này bao gồm các quy định về chủ sở hữu nhãn hiệu, điều kiện sử dụng, điều kiện trở thành thành viên, danh sách các đối tượng được sử dụng nhãn hiệu, và các quy định khác.

Ví dụ: Chè Thái Nguyên, Xoài Cao Lãnh, Cam Lạc Thủy,…

c) Nhãn hiệu liên kết

Đây là các nhãn hiệu có cùng một chủ sở hữu. Những nhãn hiệu này có thể trùng hoặc tương tự nhau được dùng cho các sản phẩm tương tự, có liên quan hoặc cùng loại với nhau. Mục đích của việc đăng ký nhãn hiệu liên kết là nhằm tọa nên sự yên tâm cho khách hàng về nguồn gốc của sản phẩm, dịch vụ.

Ví dụ: Iphone X, Iphone Xr, Iphone Xs,…

d) Nhãn hiệu nổi tiếng

Đây là loại nhãn hiệu được hầu hết mọi người quan tâm. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, những nhãn hiệu được biết đến rộng rãi bởi người tiêu dùng trên toàn lãnh thổ Việt Nam thì được xem là nhãn hiệu nổi tiếng.

Ví dụ: là một nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam.

f) Nhãn hiệu thông thường

Đây là loại nhãn hiệu phổ biến nhất. Mỗi cá nhân/ tập thể khi đưa sản phẩm/dịch vụ ra thị trường sử dụng 1 nhãn hiệu tương ứng để tạo sự khác biệt cho sản phẩm/dịch vụ của mình.

Ví dụ: Café Ngọc Lan, Café Hà Phương,…

Như vậy, dựa vào các tiêu chí phân loại các nhau thì có thể phân loại nhãn hiệu thành các loại khác nhau. Tuy nhiên, dù là loại nào thì mỗi nhãn hiệu cũng đều gắn liền với những sản phẩm, dịch vụ nhất định và đều mang những thông điệp đến từ nhà sản xuất, cung ứng.

Trên đây là những nhãn hiệu thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tư vấn đăng ký nhãn hiệu vui lòng liên hệ 0972 817 699.

Rate this post
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Amazon Brand Registry: Quy trình Đăng Ký Thương Hiệu cho Sản Phẩm

    Amazon Brand Registry: Quy trình Đăng Ký Thương Hiệu cho Sản Phẩm

    Contents1. Căn cứ vào thành phần cấu tạo nên nhãn hiệu:a) Nhãn hiệu chữb) Nhãn hiệu hìnhc) Nhãn hiệu là sự kết hợp hình và chữ2. Căn cứ vào đặc tính của nhãn hiệua) Nhãn hiệu chứng nhậnb) Nhãn hiệu […]

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa – Xu hướng 2023

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa – Xu hướng 2023

    Contents1. Căn cứ vào thành phần cấu tạo nên nhãn hiệu:a) Nhãn hiệu chữb) Nhãn hiệu hìnhc) Nhãn hiệu là sự kết hợp hình và chữ2. Căn cứ vào đặc tính của nhãn hiệua) Nhãn hiệu chứng nhậnb) Nhãn hiệu […]

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa – Xu hướng 2023

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa – Xu hướng 2023

    Contents1. Căn cứ vào thành phần cấu tạo nên nhãn hiệu:a) Nhãn hiệu chữb) Nhãn hiệu hìnhc) Nhãn hiệu là sự kết hợp hình và chữ2. Căn cứ vào đặc tính của nhãn hiệua) Nhãn hiệu chứng nhậnb) Nhãn hiệu […]

    Đăng ký nhãn hiệu cho nông sản Việt Nam – Để nông sản Việt vươn mình ra thế giới

    Đăng ký nhãn hiệu cho nông sản Việt Nam – Để nông sản Việt vươn mình ra thế giới

    Contents1. Căn cứ vào thành phần cấu tạo nên nhãn hiệu:a) Nhãn hiệu chữb) Nhãn hiệu hìnhc) Nhãn hiệu là sự kết hợp hình và chữ2. Căn cứ vào đặc tính của nhãn hiệua) Nhãn hiệu chứng nhậnb) Nhãn hiệu […]

    Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm nước hoa

    Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm nước hoa

    Contents1. Căn cứ vào thành phần cấu tạo nên nhãn hiệu:a) Nhãn hiệu chữb) Nhãn hiệu hìnhc) Nhãn hiệu là sự kết hợp hình và chữ2. Căn cứ vào đặc tính của nhãn hiệua) Nhãn hiệu chứng nhậnb) Nhãn hiệu […]

    Facebook của chúng tôi