Có cần đăng ký quốc tế cho nhãn hiệu không?

Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến vụ tranh chấp nổi tiếng về thương hiệu “TRUNG NGUYÊN” cà phê vào năm 2000. Trung Nguyên đã là một thương hiệu cà phê nổi tiếng ở Việt Nam vào thời kỳ những năm 2000. Nhận thấy tiềm năng phát triển, Trung Nguyên đã sớm mở rộng kinh doanh sang Hoa Kỳ với tham vọng mang thương hiệu cà phê Việt ra thế giới, tại thị trường mới này Trung Nguyên đã sớm tiến hành đăng ký bảo vệ thương hiệu độc quyền nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc trước.  Trớ trêu thay, thương hiệu này đã bị đăng ký bởi một công ty của Mỹ là Rice Field. Trung Nguyên mất hai năm với nhiều lần đàm phán, thương thảo mới giành lại được nhãn hiệu về phía mình đồng thời chấp nhận đối thủ trở thành đại lý độc quyền cho sản phẩm Trung Nguyên cà phê tại thị trường Mỹ.

Có thể thấy câu chuyện Trung Nguyên đã diễn ra cách đây hơn một thập kỷ, nhưng vẫn là bài học quý giá cho các doanh nghiệp trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường không chỉ trong nước mà quốc tế. 

Bởi lẽ, nhãn hiệu hay thương hiệu chỉ được bảo hộ trong phạm vi quốc gia, việc bảo hộ sẽ dựa trên cơ sở đăng ký hoặc sử dụng. Chỉ một vài quốc gia bảo hộ nhãn hiệu trên cơ sở sử dụng như: Mỹ, Nhật Bản, Canada, Úc trong khi hầu hết các quốc gia trao quyền sở hữu nhãn hiệu cho một thực thể trên cơ sở đăng ký mà không quan tâm ai là người sử dụng đầu tiên. 

Vì thế, doanh nghiệp cần cân nhắc sớm việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế tránh trường hợp “mất bò mới lo làm chuồng”. Để có thể tiến hành đăng ký quốc tế cho nhãn hiệu, doanh nghiệp cần lưu ý 3 điểm sau đây: 

1. Lựa chọn phương thức đăng ký

Là quyết định đầu tiên mà người nộp đơn cần cân nhắc trước khi tiến hành đăng ký quốc tế. Hiện nay, có hai phương thức đăng ký nhãn hiệu quốc tế mà doanh nghiệp có thể lựa chọn. Đăng ký trực tiếp tại quốc gia đó, hoặc đăng ký theo Thỏa ước Marid (1979) và Nghị định thư liên quan đến thỏa ước.

Với cách thức đăng ký trực tiếp, doanh nghiệp thường phải thông qua một đại diện của nước sở tại để tiến hành thủ tục. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tự tìm kiếm, liên hệ và trao đổi thông tin, thương lượng về giá cả, chuyển phát giấy tờ cho bên đại diện nước ngoài. Đôi khi không thể tránh khỏi trường hợp hai bên không hiểu ý nhau, giấy tờ bị thất lạc trong quá trình vận chuyển hoặc có sự chậm trễ trong việc cập nhật thông tin. 

Với cách thức đăng ký theo Thỏa ước Marid (1979) và Nghị định thư liên quan đến thỏa ước, doanh nghiệp sẽ nôp đơn thông qua cơ quan trung gian là Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO. Theo đó, chỉ với một đơn gốc tại Việt Nam doanh nghiệp có thể chỉ định nhiều quốc gia khác nhau để đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu của mình. Vì phải thông qua nhiều cơ quan trung gian, doanh nghiệp sẽ phải tốn thêm chi phí khi nộp đơn thông qua cơ quan này, hơn nữa thời gian thẩm định khả năng bảo hộ của nhãn hiệu được ấn định khi nộp đơn theo hệ thống này kéo dài từ 12- 18 tháng, đôi khi kéo dài hơn so với việc thẩm định trực tiếp tại quốc gia (Ví dụ, Ở Mỹ: chỉ 9 tháng). Đặc biệt, hệ thống đăng ký này chỉ áp dụng tại các quốc gia là thành viên tại thỏa ước và nghị định thư. 

Doanh nghiệp có thể lựa chọn hệ thống WIPO nếu muốn bảo hộ tại nhiều quốc gia với những lợi ích về mặt thủ tục. Hoặc lựa chọn đăng ký trực tiếp nếu chỉ muốn đăng ký bảo hộ tại một vài quốc gia nhằm tiết kiệm chi phí khi phải thông qua các đơn vị trung gian.  

 2. Lưu ý về thông tin trong đơn đăng ký

Khi đăng ký trực tiếp, tại mỗi quốc gia bạn sẽ phải nộp một đơn đăng ký riêng. Lưu ý cung cấp các thông tin chính xác của chủ đơn, địa chỉ, mẫu nhãn hiệu, danh mục sản phẩm/ dịch vụ mà bạn muốn đăng ký phù hợp với ngôn ngữ và quy định tại quốc gia đó. 

Ví dụ: Ở một số quốc gia, sản phẩm/ dịch vụ được phân loại theo một hệ thống nội địa thay vì sử dụng bảng phân loại hàng hóa và dịch vụ quốc tế Ni xơ. 

Đối với đơn nộp qua WIPO, các thông tin về chủ đơn, mẫu nhãn hiệu, danh mục sản phẩm dịch vụ thể hiện trong đăng ký quốc tế sẽ phải giống với thông tin trong đơn gốc.

Ví dụ: Mẫu nhãn hiệu trong đơn cơ sở có màu sắc thì mẫu nhãn hiệu trong đơn quốc tế cũng phải có màu sắc tương tự bằng cách mô tả đầy đủ màu sắc đó như trong đơn gốc. Nếu đơn đăng ký quốc tế không yêu cầu bảo hộ về màu sắc mà trong đơn cơ sở nhãn hiệu có màu thì đơn sẽ bị từ chối. 

Trong trường hợp có sự thay đổi về người nộp đơn hoặc chuyển giao đơn cho bên khác thì Các thông tin về người nộp đơn đăng ký quốc tế phải giống với thông tin trong đơn cơ sở. Trong trường hợp có sự thay đổi về chủ đơn hoặc có việc chuyển giao đơn thì việc đăng ký quốc tế nên được tiến hành sau khi đã có ghi nhận về sự thay đổi trong đơn gốc để tránh trường hợp đơn bị từ chối do thông tin không chính xác giữa đơn cơ sở với đơn quốc tế. 

3. Tài liệu nộp đơn

Đối với đơn đăng ký trực tiếp thì cần có tài liệu sau đây:

  • Mẫu nhãn hiệu
  • Danh mục hàng hóa, dịch vụ muốn đăng ký
  • Giấy ủy quyền thực hiện công việc
  • Thông tin về chủ đơn, địa chỉ chủ đơn

Đối với đơn đăng ký qua hệ thống, bạn cần chuẩn bị các tài liệu sau đây để nộp lên Cơ quan sở hữu trí tuệ nơi bạn cư trú:

  • Tài liệu yêu cầu đăng ký quốc tế. 
  •  02 bản Tờ khai MM2 (02 bản MM18 trong trường hợp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có chỉ định vào Hoa Kỳ;)
  •  05 mẫu nhãn hiệu kèm theo
  •  Bản phô tô đơn đăng ký cơ sở 

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế

Liên quan đến việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế, ASLaw với 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, chúng tôi cung cấp dịch vụ đăng ký quốc tế tại hơn 60 quốc gia, với hàng trăm cộng sự trên thế giới:

Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn và đăng ký nhãn hiệu quốc tế, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua 

Rate this post
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Amazon Brand Registry: Quy trình Đăng Ký Thương Hiệu cho Sản Phẩm

    Amazon Brand Registry: Quy trình Đăng Ký Thương Hiệu cho Sản Phẩm

    Contents1. Lựa chọn phương thức đăng ký 2. Lưu ý về thông tin trong đơn đăng ký3. Tài liệu nộp đơnDịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế Để tham gia Amazon Brand Registry, thương hiệu của bạn cần phải sở hữu […]

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Brunei

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Brunei

    Contents1. Lựa chọn phương thức đăng ký 2. Lưu ý về thông tin trong đơn đăng ký3. Tài liệu nộp đơnDịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế Được biết đến như một trong những quốc gia thịnh vượng nhất khu vực […]

    Những lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu tại Campuchia

    Những lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu tại Campuchia

    Contents1. Lựa chọn phương thức đăng ký 2. Lưu ý về thông tin trong đơn đăng ký3. Tài liệu nộp đơnDịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế Ngày nay, khi mà nền kinh tế của một đất nước cũng như cả […]

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản

    Contents1. Lựa chọn phương thức đăng ký 2. Lưu ý về thông tin trong đơn đăng ký3. Tài liệu nộp đơnDịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế Đơn đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản trải qua quá trình thẩm định […]

    Đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản

    Đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản

    Contents1. Lựa chọn phương thức đăng ký 2. Lưu ý về thông tin trong đơn đăng ký3. Tài liệu nộp đơnDịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế Nhật Bản là một quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực khoa học và […]

    Facebook của chúng tôi