Công Phương có được độc quyền nhãn hiệu CP10 coffee?

Nhãn hiệu CP10 – CP10 Coffee là quán cà phê do cầu thủ tài năng Công phương tạo lập. Cơ sở đầu tiên được thành lập vào năm 2017 tại Pleiku (Gia Lai). Cơ sở thứ hai được thành lập vào năm 2018 tại Hà Nội. Mới đây, có thông tin rằng quán cà phê đã được sang tên cho chủ mới. Công Phương không còn là chủ quán cafe tại cơ sở Hà Nội nữa.

Được biết rằng, cầu thủ nổi tiếng này đã đăng ký nhãn hiệu CP10 vào năm 2017 (Đơn số 4-2017-36859). Đơn này đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ vào năm 2020.

Vậy cầu thủ Công Phượng có được độc quyền chữ CP10 trong nhãn hiệu này không?

Câu trả lời là không. Nhãn hiệu CP10 được Công Phượng đăng ký bao gồm phần chữ CP10 và phần hình kim cương. Hai yếu tố này đều thuộc trường hợp không có khả năng phân biệt. Quy định tại Điều 39.3.b và 39.4.a Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN. Do đó, hai yếu tố này không được bảo hộ độc quyền. Nhãn hiệu mà Công Phượng đăng ký chỉ được bảo hộ tổng thể. Tức là tổng thể sự kết hợp giữa hình viên kim cương và chữ CP10.

Có thể thấy, các yếu tố không có khả năng phân biệt nhưng khi kết hợp với nhau có thể tạo thành tổng thể có khả năng phân biệt. Khi đó, nhãn hiệu vẫn được đánh giá là có khả năng phân biệt và có thể được bảo hộ.

Tuy nhiên, nhãn hiệu đăng ký toàn các yếu tố không được độc quyền sẽ có rất nhiều rủi ro. Bởi các bên khác có thể sử dụng nhãn hiệu CP10 để kinh doanh quán cà phê. Miễn là không tương tự với tổng thể nhãn hiệu đã được bảo hộ của Công Phượng.

Như vậy, khi đăng ký nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu cần lưu ý:

Các trường hợp dấu hiệu dạng chữ viết, chữ số không có khả năng phân biệt: 

  • – Ký tự thuộc ngôn ngữ mà người tiêu dùng không thể nhận biết hoặc ghi nhớ được. Ví dụ như chữ Ả rập, chữ Phạn, chữ Nhật,…
  • – Dấu hiệu chỉ bao gồm một chữ cái hoặc một chữ số. Hoặc mặc dù có hai chữ cái nhưng không thể đọc được như một từ – kể cả khi có kèm theo chữ số
  • – Một tập hợp quá nhiều chữ cái hoặc từ ngữ khó nhận biết và ghi nhớ được
  • – Một từ La-tinh có nghĩa và nghĩa của từ đó đã được sử dụng nhiều và thông dụng tại Việt Nam trong lĩnh vực liên quan đến mức bị mất khả năng phân biệt
  • – Một từ hoặc một tập hợp từ được sử dụng tại Việt Nam như tên gọi thông thường của chính hàng hoá, dịch vụ liên quan
  • – Một từ hoặc một tập hợp từ mang nội dung mô tả chính hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu
  • – Một từ hoặc một tập hợp từ có ý nghĩa mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ nhãn hiệu
  • – Dấu hiệu chữ làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng
  • – Dấu hiệu chữ trùng hoặc tương tự với một trong các đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của người khác
  •  – Dấu hiệu chữ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam hoặc của nước ngoài
  • – Dấu hiệu chữ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên gọi của các nhân vật, hình tượng trong các tác phẩm thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả của người khác đã được biết đến một cách rộng rãi.

Các trường hợp dấu hiệu hình bị coi là không có khả năng phân biệt:

  • – Dấu hiệu hình là hình hoặc hình hình học phổ thông hoặc hình vẽ đơn giản; hình vẽ, hình ảnh chỉ được sử dụng làm nền hoặc đường nét trang trí sản phẩm, bao bì sản phẩm
  • – Hình vẽ, hình ảnh quá rắc rối phức tạp khiến cho người tiêu dùng không dễ nhận thức và không dễ ghi nhớ được đặc điểm của hình
  • – Hình vẽ, hình ảnh, biểu tượng, dấu hiệu tượng trưng đã được sử dụng rộng rãi
  • – Hình vẽ, hình ảnh mang tính mô tả chính hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu
  • – Dấu hiệu hình trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ của người khác
  • – Dấu hiệu hình trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam hoặc của nước ngoài
  • Dấu hiệu hình trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình ảnh của các nhân vật, hình tượng trong các tác phẩm thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả của người khác đã được biết đến một cách rộng rãi, trừ trường hợp được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó.

Rate this post
3.3/5 - (6 bình chọn)
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Đăng ký nhãn hiệu tại Hà Lan: Hướng dẫn toàn diện

    Đăng ký nhãn hiệu tại Hà Lan: Hướng dẫn toàn diện

    ContentsVậy cầu thủ Công Phượng có được độc quyền chữ CP10 trong nhãn hiệu này không?Như vậy, khi đăng ký nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu cần lưu ý:Các trường hợp dấu hiệu dạng chữ viết, chữ số không […]

    Tiêu chí xác định nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam

    Tiêu chí xác định nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam

    ContentsVậy cầu thủ Công Phượng có được độc quyền chữ CP10 trong nhãn hiệu này không?Như vậy, khi đăng ký nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu cần lưu ý:Các trường hợp dấu hiệu dạng chữ viết, chữ số không […]

    Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm thời trang năm 2024

    Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm thời trang năm 2024

    ContentsVậy cầu thủ Công Phượng có được độc quyền chữ CP10 trong nhãn hiệu này không?Như vậy, khi đăng ký nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu cần lưu ý:Các trường hợp dấu hiệu dạng chữ viết, chữ số không […]

    Đăng ký nhãn hiệu trên Amazon như thế nào trong năm 2023?

    Đăng ký nhãn hiệu trên Amazon như thế nào trong năm 2023?

    ContentsVậy cầu thủ Công Phượng có được độc quyền chữ CP10 trong nhãn hiệu này không?Như vậy, khi đăng ký nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu cần lưu ý:Các trường hợp dấu hiệu dạng chữ viết, chữ số không […]

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa – Xu hướng 2023

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa – Xu hướng 2023

    ContentsVậy cầu thủ Công Phượng có được độc quyền chữ CP10 trong nhãn hiệu này không?Như vậy, khi đăng ký nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu cần lưu ý:Các trường hợp dấu hiệu dạng chữ viết, chữ số không […]

    Facebook của chúng tôi