Một nhãn hiệu đăng ký theo thể thức CTM sẽ có hiệu lực ở tất cả các nước thành viên của Cộng đồng. Cộng đồng Châu Âu hiện tại bao gồm 25 nước thành viên: Áo, Bỉ, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Pháp, Hy Lạp, Luxambua, Phần Lan, Ireland, Italia, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Anh, Ba Lan, Hungary, Séc, Slovakia, Slovenia, Lithuania, Latvia, Estonia, Síp và Malta.
Các nước này đã thiết lập một hệ thống đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc lập (đăng ký nhãn hiện hàng hoá theo thể thức CMT) để tạo điều kiện cho các chủ sở hữu nhãn hiệu có thể đăng ký nhãn hiệu hàng hoá của mình vào Cộng đồng Châu Âu một cách thuận lợi, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Một nhãn hiệu đăng ký theo thể thức CTM sẽ có hiệu lực ở tất cả các nước thành viên của Cộng đồng.
Các tài liệu cần thiết cho việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại EU bao gồm:
– Tên, địa chỉ đầy đủ của người nộp đơn
– Giấy uỷ quyền của người nộp đơn
– Mẫu nhãn hiệu dự định đăng ký
– Danh mục hàng hoá/dịch vụ mang nhãn hiệu.
Đơn nhãn hiệu sau khi nộp cho Cơ quan đăng ký Nhãn hiệu Cộng đồng Châu Âu (OHIM) sẽ được xét nghiệm về mặt hình thức và nội dung. Nếu nhãn hiệu đáp ứng các điều kiện đặt ra thì sẽ được bảo hộ tại các quốc gia thành viên của Công đồng châu âu EU
Điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ
– Nhãn hiệu có khả năng phân biệt.
– Nhãn hiệu có thể sử dụng như một nhãn hiệu hàng hoá
Nhãn hiệu CTM có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm. Khi gia hạn, chủ sở hữu chỉ phải nộp lệ phí gia hạn mà không phải nộp bằng chứng sử dụng nhãn hiệu.
Điều quan trọng trước khi tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu – EU, người nộp đơn cần đảm bảo rằng nhãn hiệu định đăng ký không trùng hoặc tương tự với ai thông qua bước tra cứu nhãn hiệu.
LIÊN HỆ với Luật sư để được hướng dẫn đăng ký:
Bảo Hộ Thương Hiệu
Liên hệ
Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến vụ tranh chấp nổi tiếng về thương hiệu “TRUNG NGUYÊN” cà phê vào năm 2000. Trung Nguyên đã là một thương hiệu cà phê nổi tiếng ở Việt Nam vào thời kỳ những […]
Khi thực hiện nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu kể cả tại nước sở tại và nước ngoài, thì một đơn đăng ký bảo hộ sẽ đều phải trải qua các quy trình nhất định theo pháp luật […]
Việc đăng ký độc quyền nhãn hiệu, thương hiệu, độc quyền logo là không bắt buộc nhưng rất quan trọng. Nhãn hiệu không chỉ là “một biểu tượng” đơn thuần mà nó còn là tài sản trí tuệ và giá […]
Khi phát triển thị kinh doanh quốc tế, mở rộng thị trường tiêu thụ, các công ty đưa sản phẩm/dịch vụ mang thương hiệu ra khỏi phạm vi lãnh thổ quốc gia. Trớ trêu thay khi mà các công ty […]
Các lợi ích về bảo hộ của một nhãn hiệu tại Mỹ đi kèm với một loạt trách nhiệm về quyền sở hữu. Một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của chủ sở hữu nhãn hiệu là duy trì […]