Đăng ký thương hiệu cho mỹ phẩm

Đăng ký thương hiệu hay đăng ký nhãn hiệu cho mỹ phẩm là việc cá nhân, tổ chức tiến hành các thủ tục pháp lý theo quy định để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ, nhằm xác lập quyền đối với nhãn hiệu mỹ phẩm do mình sáng lập.

Người tiêu dùng sẽ nhận biết các hãng mỹ phẩm thông qua nhãn hiệu (có thể là tên tự đặt hoặc hình tự sáng tạo). Do đó, cá nhân, tổ chức khi sản xuất hay kinh doanh mỹ phẩm thì việc đầu tiên cần làm là đăng ký nhãn hiệu. Dù đây không phải thù tục bắt buộc nhưng khi sản phẩm mỹ phẩm này khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường thì khả năng “mất thương hiệu” là rất lớn. Vì các đối thủ cạnh tranh sẽ nhanh tay đăng ký nhãn hiệu trước.

Như đã nói ở trên, đăng ký thương hiệu cho mỹ phẩm là thủ tục không bắt buộc. Cá nhân, tổ chức có thể sử dụng logo hoặc tên gọi không gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu khác đã được đăng ký cũng như đã được cấp văn bằng bảo hộ. Việc đăng ký nhằm xác lập quyền hợp pháp của người đăng ký đối với nhãn hiệu của họ.

Rủi ro khi không tiến hành đăng ký?

Để xác định một nhãn hiệu mình tạo ra không xâm phạm tới nhãn hiệu khác là điều rất khó khăn. Nếu không “nhanh tay” đăng ký trước thì rủi ro đối với cá nhân, tổ chức là rất lớn. Rủi ro lớn nhất là “mất thương hiệu”, tiếp đến họ có khả năng bị buộc ngưng sử dụng dấu hiệu vi phạm với nhãn hiệu đã được đăng ký. Thậm chí, họ có thể bị cảnh báo và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật nếu vẫn tiếp tục sử dụng.

Lợi ích của việc đăng ký thương hiệu cho mỹ phẩm?

Pháp luật chỉ bảo hộ một nhãn hiệu khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn bảo hộ, không phụ thuộc vào việc ai sử dụng trước. Do đó, càng đăng ký sớm thì khả năng được độc quyền nhãn hiệu càng cao.

Kể từ khi được cấp văn bằng bảo hộ, bất cứ cá nhân, tổ chức nào sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn đối với nhãn hiệu mỹ phẩm đã đăng ký thì đều bị coi là hành vi xâm phạm.

Thời gian đăng ký?

Thời gian đăng ký thương hiệu mỹ phẩm hiện nay kéo dài khoảng 2 năm cho đến khi nhận được kết quả cuối cùng của Cục sở hữu trí tuệ về việc cấp hay không cấp văn bằng bảo hộ.

Cần cung cấp những thông tin gì?

– Mẫu nhãn hiệu

– Tên nhãn hiệu

– Thông tin cá nhân/ tổ chức (tên, địa chỉ)

Rate this post
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Cách đăng ký nhãn hiệu quần áo tại Việt Nam năm 2024

    Cách đăng ký nhãn hiệu quần áo tại Việt Nam năm 2024

    ContentsRủi ro khi không tiến hành đăng ký?Lợi ích của việc đăng ký thương hiệu cho mỹ phẩm?Thời gian đăng ký?Cần cung cấp những thông tin gì? Để đăng ký nhãn hiệu quần áo tại Việt Nam vào năm 2024, […]

    Tiêu chí xác định nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam

    Tiêu chí xác định nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam

    ContentsRủi ro khi không tiến hành đăng ký?Lợi ích của việc đăng ký thương hiệu cho mỹ phẩm?Thời gian đăng ký?Cần cung cấp những thông tin gì? Nhãn hiệu nổi tiếng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định […]

    Lưu ý về nguyên tắc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đầu tiên First to file

    Lưu ý về nguyên tắc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đầu tiên First to file

    ContentsRủi ro khi không tiến hành đăng ký?Lợi ích của việc đăng ký thương hiệu cho mỹ phẩm?Thời gian đăng ký?Cần cung cấp những thông tin gì? Nguyên tắc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đầu tiên được sử dụng […]

    Bảo vệ nhãn hiệu trong thương mại điện tử tại Việt Nam

    Bảo vệ nhãn hiệu trong thương mại điện tử tại Việt Nam

    ContentsRủi ro khi không tiến hành đăng ký?Lợi ích của việc đăng ký thương hiệu cho mỹ phẩm?Thời gian đăng ký?Cần cung cấp những thông tin gì? Thương mại điện tử (TMĐT) ngày càng trở nên phổ biến, dẫn đến […]

    Lưu ý về đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam năm 2024

    Lưu ý về đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam năm 2024

    ContentsRủi ro khi không tiến hành đăng ký?Lợi ích của việc đăng ký thương hiệu cho mỹ phẩm?Thời gian đăng ký?Cần cung cấp những thông tin gì? Nhãn hiệu là bất kỳ biểu tượng nào được sử dụng để phân […]

    Facebook của chúng tôi