Kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ

Hoạt động xuất, nhập khẩu có thể là quá trình nhạy cảm, dễ bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Trên thực tế, trước đây đã có nhiều trường hợp lợi dụng thủ tục xuất, nhập khẩu để xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Chính vì thế, trong luật sở hữu trí tuệ hiện hành đã có điều khoản riêng quy định về vấn đề này. Sau đây, ASLaw xin cung cấp những thông tin chi tiết về kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ.

1. Các biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ

a. Biện pháp nhằm kiểm soát hàng hoá xuất, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ 

  • Tạm dừng thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hoá đang bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
  • Kiểm tra và giám sát để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

b. Tạm dừng làm thủ tục hải quan nghĩa là gì?

Tạm dừng làm thủ tục hải quan với hàng hoá đang bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, tức là biện pháp được tiến hành theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ nhằm mục đích thu thập các thông tin, chứng cứ về lô hàng. Việc này để chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền yêu cầu xử lý những hành vi xâm phạm quyền và yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm tiến hành xử phạt hành chính.

c. Kiểm tra, giám sát nghĩa là gì?

Kiểm tra, giám sát là để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền SHTT. Đây là biện pháp được thực hiện theo lời đề nghị của chủ thể quyền SHTT, với mục đích thu thập thông tin để thực hiện quyền yêu cầu áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan.

d. Cơ quan có thẩm quyền

Trong quá trình thực hiện biện pháp nêu trên, trường hợp phát hiện hàng hoá giả mạo về SHTT thì các cơ quan hải quan có quyền và trách nhiệm áp dụng các biện pháp hành chính để xử lý tình trạng này.

2. Nghĩa vụ của người yêu cầu áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ

a. Các nghĩa vụ

Người yêu cầu áp dụng các biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến SHTT có các nghĩa vụ liệt kê sau đây:

  • Chứng minh mình là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ bằng các tài liệu và chứng cứ.
  • Cung cấp đầy đủ các thông tin để xác định hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền SHTT hoặc để phát hiện hàng hoá có các dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
  • Nộp đơn cho cơ quan hải quan, nộp phí và lệ phí theo quy định pháp luật.
  • Bồi thường thiệt hại, thanh toán các chi phí phát sinh cho người bị áp dụng biện pháp kiểm soát nếu hàng hoá bị kiểm soát không xâm phạm quyền SHTT.

b. Biện pháp bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ

Để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bồi thường và thanh toán chi phí phát sinh ở trên, người yêu cầu áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan phải nộp khoản bảo đảm bằng một trong các hình thức sau đây:

  • Khoản tiền bằng 20% giá trị lô hàng cần áp dụng biện pháp tạm dừng thực hiện thủ tục hải quan hoặc tối thiểu là hai mươi triệu đồng nếu không thể xác định được giá trị lô hàng đó.
  • Chứng từ bảo lãnh của ngân hàng hoặc của những tổ chức tín dụng khác.

3. Thủ tục áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan

Khi người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đã tiến hành đầy đủ các nghĩa vụ trên thì cơ quan hải quan ra quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với lô hàng.

a. Thời hạn tạm dừng thủ tục hải quan

Thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan là trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày người yêu cầu tạm dừng thực hiện thủ tục hải quan nhận được thông báo của cơ quan hải quan về tạm dừng làm thủ tục hải quan. Nếu người yêu cầu tạm dừng có lý do chính đáng thì thời hạn này có thể kéo dài hơn, nhưng không được quá 20 ngày làm việc, với điều kiện người yêu cầu tạm dừng thủ tục hải quan phải nộp thêm khoản bảo đảm nêu trên.

b. Trách nhiệm của cơ quan hải quan

Khi kết thúc thời hạn nêu trên mà người yêu cầu tạm dừng thực hiện thủ tục hải quan không làm khởi kiện dân sự, và cơ quan hải quan không quyết định thụ lý vụ việc đó theo thủ tục xử lý vi phạm hành chính đối với người xuất, nhập khẩu lô hàng thì cơ quan hải quan có trách nhiệm như sau:

  • Tiếp tục tiến hành thủ tục hải quan cho lô hàng.
    Bắt buộc người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan phải bồi thường cho chủ lô hàng tất cả thiệt hại do yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan không đúng gây ra; và phải thanh toán các khoản phí bảo quản, lưu kho bãi hàng hóa và các chi phí phát sinh khác cho cơ quan hải quan và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan theo quy định của luật hải quan.
  • Hoàn trả cho người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan số tiền bảo đảm còn lại sau khi đã làm xong nghĩa vụ bồi thường và thanh toán các chi phí.

4. Kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Trong trường hợp chủ thể quyền SHTT đã có đề nghị kiểm tra, giám sát để phát hiện được hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; thì khi phát hiện lô hàng đã có dấu hiệu xâm phạm quyền SHTT, cơ quan hải quan phải làm thông báo ngay cho người đó. 

Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày được thông báo, nếu người đề nghị không đưa ra yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với lô hàng đã bị phát hiện và cơ quan hải quan không quyết định xem xét việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính; thì cơ quan hải quan có trách nhiệm tiếp tục thực hiện thủ tục hải quan cho lô hàng.

Rate this post
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Đăng ký nhãn hiệu trên Amazon như thế nào trong năm 2023?

    Đăng ký nhãn hiệu trên Amazon như thế nào trong năm 2023?

    Contents1. Các biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệa. Biện pháp nhằm kiểm soát hàng hoá xuất, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ b. Tạm dừng làm thủ […]

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa – Xu hướng 2023

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa – Xu hướng 2023

    Contents1. Các biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệa. Biện pháp nhằm kiểm soát hàng hoá xuất, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ b. Tạm dừng làm thủ […]

    Đăng ký nhãn hiệu cho quần áo

    Đăng ký nhãn hiệu cho quần áo

    Contents1. Các biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệa. Biện pháp nhằm kiểm soát hàng hoá xuất, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ b. Tạm dừng làm thủ […]

    Nhãn hiệu: Nên “Sợ mất hơn lo được”

    Nhãn hiệu: Nên “Sợ mất hơn lo được”

    Contents1. Các biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệa. Biện pháp nhằm kiểm soát hàng hoá xuất, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ b. Tạm dừng làm thủ […]

    Đăng ký nhãn hiệu cho nông sản Việt Nam – Để nông sản Việt vươn mình ra thế giới

    Đăng ký nhãn hiệu cho nông sản Việt Nam – Để nông sản Việt vươn mình ra thế giới

    Contents1. Các biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệa. Biện pháp nhằm kiểm soát hàng hoá xuất, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ b. Tạm dừng làm thủ […]

    Facebook của chúng tôi