Quyền tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Ngoài việc được Nhà nước bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng các biện pháp hành chính, dân sự và hình sự, chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ có quyền tự bảo vệ.  Quyền tự bảo vệ được hiểu là việc chủ sở hữu hữu áp dụng các biện pháp khác nhau để bảo vệ quyền của mình.

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Căn cứ theo Điều 198 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định chủ sở hữu có thể áp dụng các biện pháp như sau để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:

Quyền tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được quy định như sau:

  • Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Theo đó, chủ sở hữu có thể đưa ra các thông tin chỉ dẫn về căn cứ phát sinh, văn bằng bảo hộ, phạm vi, thời hạn bảo hộ và các thông tin khác về quyền sở hữu trí tuệ lên sản phẩm, phương tiện dịch vụ, nhằm thông báo rằng sản phẩm là đối tượng quyền sở hữu trí tuệ đang được bảo hộ và khuyến cáo người khác không được xâm phạm.
  • Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại.
  • Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
  • Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Chủ thể có quyền tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm như sau:

Ngoài ra, chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm và áp dụng các biện pháp dân sự, biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật trong các trường hợp sau:

  • Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội.
  • Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Từ các quy định trên, có thể thấy, quyền tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ không chỉ là ngăn ngừa các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ xảy ra trên thực tế mà còn là việc xử lý, giải quyết khi có xâm phạm nhằm chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại.

 

Rate this post
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Hạn Chế Của Việc Chuyển Nhượng Nhãn Hiệu Theo Quy Định Mới Nhất Của Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam

    Hạn Chế Của Việc Chuyển Nhượng Nhãn Hiệu Theo Quy Định Mới Nhất Của Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam

    ContentsCăn cứ theo Điều 198 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định chủ sở hữu có thể áp dụng các biện pháp như sau để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ […]

    Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Nhãn Hiệu tại Việt Nam: Tầm Quan Trọng và Quy Trình Thực Hiện

    Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Nhãn Hiệu tại Việt Nam: Tầm Quan Trọng và Quy Trình Thực Hiện

    ContentsCăn cứ theo Điều 198 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định chủ sở hữu có thể áp dụng các biện pháp như sau để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ […]

    Cơ bản về quyền tác giả và quyền liên quan tại Việt Nam

    Cơ bản về quyền tác giả và quyền liên quan tại Việt Nam

    ContentsCăn cứ theo Điều 198 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định chủ sở hữu có thể áp dụng các biện pháp như sau để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ […]

    Pháp luật về sáng chế và các yêu cầu đối với đơn đăng ký sáng chế tại Việt Nam

    Pháp luật về sáng chế và các yêu cầu đối với đơn đăng ký sáng chế tại Việt Nam

    ContentsCăn cứ theo Điều 198 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định chủ sở hữu có thể áp dụng các biện pháp như sau để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ […]

    Biện pháp bảo vệ bí mật thương mại trong doanh nghiệp năm 2024: Chiến lược và Thực tiễn

    Biện pháp bảo vệ bí mật thương mại trong doanh nghiệp năm 2024: Chiến lược và Thực tiễn

    ContentsCăn cứ theo Điều 198 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định chủ sở hữu có thể áp dụng các biện pháp như sau để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ […]

    Facebook của chúng tôi