Khi nào một nhãn hiệu bị xem là có khả năng gây nhầm lẫn ở Mỹ

Mỹ là một quốc gia với nền kinh tế phát triển nhất nhì thế giới. betrally Vì vậy đây là một thị trường tiềm năng để các doanh nghiệp hướng tới. Vì vậy, đăng ký nhãn hiệu tại mỹ để bảo hộ thương hiệu cho các nhãn hiệu là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, Mỹ cũng là một trong số quốc gia có hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ hoàn thiện và phức tạp. Khi nộp đơn đăng ký một nhãn hiệu ở Mỹ, nhãn hiệu có thể bị Văn phòng sáng chế và nhãn hiệu Mỹ (USPTO) từ chối với nhiều căn cứ. Một căn cứ từ chối chủ yếu là “khả năng gây nhầm lẫn” của nhãn hiệu. Bài viết sẽ nêu lên việc đánh giá “khả năng gây nhầm lẫn” tại USPTO theo pháp luật Mỹ.

Khả năng gây nhầm lẫn của nhãn hiệu là gì theo pháp luật Mỹ?

Nhãn hiệu theo pháp luật Mỹ được định nghĩa là bất kỳ từ, cụm từ, biểu tượng, thiết kế hoặc sự kết hợp của những thứ này để xác định hàng hóa hoặc dịch vụ của của một chủ thể kinh doanh, là cách người tiêu dùng phân biệt chủ thể kinh doanh này với các chủ thể cạnh tranh trên thị trường.

Như vậy, mục đích của nhãn hiệu là để phân biệt hàng hóa dịch vụ của các chủ thể kinh doanh, một dấu hiệu (từ, cụm từ, biểu tượng, thiết kế hoặc sự kết hợp của từ, biểu tượng, thiết kế) mà không có khả năng phân biệt thì sẽ không thể là một nhãn hiệu. Chính vì vậy, khi tiến hành thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu, một trong các yếu tố quan trọng phải xem xét đến là khả năng phân biệt của nhãn hiệu hoặc “khả năng gây nhầm lẫn” của nhãn hiệu. 

Việc xem xét liệu một nhãn hiệu có “khả năng gây nhầm lẫn” với nhãn hiệu khác đã đăng ký trước đó hoặc đã nộp đơn trước đó hay không tức là việc USPTO sẽ tiến hành so sánh, đánh giá các tiêu chí, yếu tố để đưa ra kết luận liệu nhãn hiệu đang xem xét có thể có khả năng gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc đã nộp đơn trước đó hay không. Sau khi xem xét, nếu thấy có khả năng gây nhầm lẫn thì đơn đăng ký nhãn hiệu đang được xem xét này sẽ bị từ chối bởi USPTO. Thực tế, việc xem xét “khả năng gây nhầm lẫn” của nhãn hiệu theo pháp luật Mỹ phụ thuộc nhiều vào chủ thể tiến hành đánh giá vì hiện nay chỉ có các tiêu chí chung để hỗ trợ người đánh giá. Mỹ có xây dựng một bản Sổ tay quy trình thẩm định nhãn hiệu có hướng dẫn về vấn đề đánh giá “khả năng gây nhầm lẫn” của một nhãn hiệu. لعبة كازينو

Các tiêu chí đánh giá “khả năng gây nhầm lẫn” của một nhãn hiệu theo pháp luật Mỹ?

Các tiêu chí để đánh giá khả năng gây nhầm lẫn là: thứ nhất: nhãn hiệu; thứ hai: sản phẩm, dịch vụ.

Thứ nhất, đánh giá nhãn hiệu

Theo USPTO việc xác định “khả năng gây nhầm lẫn” của một nhãn hiệu, trước tiên, các nhãn hiệu được đánh giá sự giống và khác nhau. Lưu ý rằng, các nhãn hiệu không cần phải giống nhau mới có thể được xem là có khả năng gây nhầm lẫn. Các yếu tố được đánh giá là hình thức, âm thanh, nội hàm và ấn tượng thương mại chung trong tâm trí người tiêu dùng. Chỉ cần một trong số các yếu tố trên giống nhau hoặc tương tự thì các nhãn hiệu đó có thể bị coi là tương tự gây nhầm lẫn với nhau.

Một số ví dụ về tính tương tự như sau:

– Phát âm: Các nhãn hiệu dưới  đây có hình thức thể hiện không giống nhau nhưng giống nhau về phát âm: T-Car và Tee Kar

– Hình thức: Nhãn hiệu có hình thức thể hiện giống nhau hoặc tương tự nhau: HY-TOP và HY-TEP

– Nội hàm: Nhãn hiệu có nội hàm tương tự nhau: SEA và OCEAN đều có nghĩa chỉ biển, đại dương.

Thứ hai, đánh giá sản phẩm dịch vụ 

Ngay cả khi hai nhãn hiệu được phát hiện là tương tự gây nhầm lẫn; “khả năng gây nhầm lẫn” sẽ chỉ tồn tại nếu sản phẩm, dịch vụ của các nhãn hiệu đang đánh giá có liên quan đến nhau. Sản phẩm, dịch vụ có liên quan hay không được xác định bằng cách xem xét mối quan hệ thương mại giữa sản phẩm, dịch vụ của nhãn hiệu đang đánh giá với những sản phẩm, dịch vụ của nhãn hiệu có đơn đăng ký hoặc đã nộp trước đó. Lưu ý rằng sản phẩm, dịch vụ không nhất thiết phải giống hệt nhau mà cần xem xét liệu các sản phẩm, dịch vụ này có liên quan với nhau theo cách mà người tiêu dùng có thể nhầm lẫn rằng các sản phẩm, dịch vụ này đến từ cùng một chủ thể kinh doanh hay không. Sau đây là các ví dụ về sản phẩm, dịch vụ có liên quan: Sản phẩm áo sơ mi, quần dài và dịch vụ bán lẻ quần áo; sản phẩm áo sơ mi và sản phẩm mũ; dịch vụ ngân hàng và dịch vụ thế chấp tài sản. مواقع القمار

Làm gì khi bị từ chối từ USPTO vì nhãn hiệu có khả năng gây nhầm lẫn?

Đánh giá “khả năng gây nhầm lẫn” của nhãn hiệu đăng ký là một quá trình cơ bản của việc thẩm định một đơn đăng ký nhãn hiệu tại USPTO. USPTO sẽ tiến hành tra cứu trong cơ sở dữ liệu của mình để xem liệu có một nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc đã nộp đơn trước đó có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đang xem xét hay không. Nếu câu trả lời là có, USPTO sẽ ra thông báo từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu của chủ đơn và cho phép chủ đơn có một khoảng thời gian để giải trình hoặc có các hành động khác. Tức là cho dù đơn đăng ký nhãn hiệu bị USPTO ra quyết định từ chối trên căn cứ có “khả năng gây nhầm lẫn” với nhãn hiệu khác thì chủ đơn vẫn có cơ hội trả lời để duy trì việc đăng ký nhãn hiệu. Trong trường hợp này, lời khuyên hữu ích là tìm đến một đội ngũ pháp lý chuyên nghiệp để có các giải pháp tối ưu trong từng trường hợp cụ thể phù hợp với mong muốn của chủ đơn.

Như vậy, đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ bị từ chối nếu nhãn hiệu đó có “gây nhầm lẫn” với nhãn hiệu khác. Đó là lý do vì sao, trước khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu, các chủ thể kinh doanh nên tiến hành tra cứu nhãn hiệu để có thể đảm bảo khả năng đăng ký cao hơn. 

Rate this post
Rate this post
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Lưu ý về nguyên tắc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đầu tiên First to file

    Lưu ý về nguyên tắc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đầu tiên First to file

    ContentsKhả năng gây nhầm lẫn của nhãn hiệu là gì theo pháp luật Mỹ?Các tiêu chí đánh giá “khả năng gây nhầm lẫn” của một nhãn hiệu theo pháp luật Mỹ?Thứ nhất, đánh giá nhãn hiệuThứ hai, đánh giá sản […]

    Bảo vệ nhãn hiệu trong thương mại điện tử tại Việt Nam

    Bảo vệ nhãn hiệu trong thương mại điện tử tại Việt Nam

    ContentsKhả năng gây nhầm lẫn của nhãn hiệu là gì theo pháp luật Mỹ?Các tiêu chí đánh giá “khả năng gây nhầm lẫn” của một nhãn hiệu theo pháp luật Mỹ?Thứ nhất, đánh giá nhãn hiệuThứ hai, đánh giá sản […]

    Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm thời trang năm 2024

    Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm thời trang năm 2024

    ContentsKhả năng gây nhầm lẫn của nhãn hiệu là gì theo pháp luật Mỹ?Các tiêu chí đánh giá “khả năng gây nhầm lẫn” của một nhãn hiệu theo pháp luật Mỹ?Thứ nhất, đánh giá nhãn hiệuThứ hai, đánh giá sản […]

    Amazon Brand Registry: Quy trình Đăng Ký Thương Hiệu cho Sản Phẩm

    Amazon Brand Registry: Quy trình Đăng Ký Thương Hiệu cho Sản Phẩm

    ContentsKhả năng gây nhầm lẫn của nhãn hiệu là gì theo pháp luật Mỹ?Các tiêu chí đánh giá “khả năng gây nhầm lẫn” của một nhãn hiệu theo pháp luật Mỹ?Thứ nhất, đánh giá nhãn hiệuThứ hai, đánh giá sản […]

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Brunei

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Brunei

    ContentsKhả năng gây nhầm lẫn của nhãn hiệu là gì theo pháp luật Mỹ?Các tiêu chí đánh giá “khả năng gây nhầm lẫn” của một nhãn hiệu theo pháp luật Mỹ?Thứ nhất, đánh giá nhãn hiệuThứ hai, đánh giá sản […]

    Facebook của chúng tôi