Malaysia và các nước trong khu vực Đông Nam Á có những quy định khá khác biệt về quyền sở hữu trí tuệ. Bài viết này sẽ cũng cấp tới bạn một số lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu ở Malaysia
Những nhãn hiệu có chứa đựng các từ ngữ, hoặc từ ngữ có nghĩa tương tự hoặc cách thể hiện với ý nghĩa sau sẽ không được đăng ký là nhãn hiệu hàng hóa:
+ “Bằng độc quyền” hoặc “đã được cấp bằng độc quyền”; “đăng ký” hoặc “đã được đăng ký”, “bản quyền”;
+ Từ ngữ, hình ảnh tương tự, trùng lặp hoặc liên quan đến nhà vua, hoàng hậu, hoàng gia, quân đội hoàng gia, công an hoàng gia Malaysia;
+ Từ ngữ hình ảnh tương tự hoặc liên quan đến vương miện hoàng gia, gia huy, huy hiệu, huy chương;
+ Từ ngữ, hình ảnh liên quan đến các tổ chức Trăng lưỡi liềm đỏ, hội Chữ thập Thụy Sĩ và Liên bang Thụy sĩ màu đỏ, màu trắng hoặc màu bạc trên nền đỏ;
+ Từ ngữ hoặc hình ảnh liên quan đến tổ chức ASEAN và quốc kỳ của mỗi nước thành viên.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa được xác lập trên cơ sở đăng ký. Đăng ký nhãn hiệu là bằng chứng đầu tiên chứng minh hiệu lực của nhãn hiệu, là cơ sở pháp lý để chuyển giao nhãn hiệu sau này. Chủ sở hữu nhãn hiệu được đăng ký có quyền yêu cầu các cơ quan thực thi pháp luật áp dụng các biện pháp luật định chống lại hành vi vi phạm của bên thứ ba.
Nhãn hiệu hàng hóa có thể được sử dụng ở Malaysia mà không cần phải đăng ký, nhưng chủ sở hữu những nhãn hiệu không được đăng ký không có quyền yêu cầu các cơ quan thực thi áp dụng các biện pháp luật định khi nhãn hiệu bị xâm phạm. Nhãn hiệu không được đăng ký có thể được bảo hộ theo luật chống mạo danh nhưng chủ sở hữu nhãn hiệu phải chứng minh nhãn hiệu của mình có uy tín trên thị trường và những thiệt hại thực tế do hành vi vi phạm gây ra.
Nhìn chung, toàn bộ quá trình mất từ 13-18 tháng. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ sự phản đối hoặc biến chứng nào, thời gian thực hiện có thể lâu hơn. Sau khi đăng ký, nhãn hiệu của tôi tồn tại bao lâu? Thương hiệu của bạn sẽ có hiệu lực trong 10 năm kể từ ngày nộp đơn.
Có thể xin hưởng quyền ưu tiên theo Công ước Paris khi nộp đơn vào Malaysia. Việt Nam và Malaysia đều là thành viên của Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, vì vậy doanh nghiệp Việt Nam có thể xin hưởng quyền ưu tiên theo Công ước Paris khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu vào Malaysia với điều kiện đơn phải được nộp cho cùng một nhãn hiệu và trong vòng 6 tháng kể từ ngày nộp đơn đầu tiên hoặc từ ngày hàng hóa mang nhãn hiệu được trưng bày ở một triển lãm quốc tế được chính thức tổ chức tại một trong những nước thành viên Công ước Paris.
Không đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ở Malaysia theo Thỏa ước Madrid . Malaysia không phải là thành viên Thỏa ước Madrid, vì vậy nếu doanh nghiệp muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở Malaysia thì phải nộp đăng ký cho cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ở Malaysia.
Liên hệ
Contents1, Những dấu hiệu nào không thể được đăng ký là nhãn hiệu hàng hóa ở Malaysia? 2, Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa được xác lập trên cơ sở nào?3, Thời gian đăng ký nhãn […]
Contents1, Những dấu hiệu nào không thể được đăng ký là nhãn hiệu hàng hóa ở Malaysia? 2, Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa được xác lập trên cơ sở nào?3, Thời gian đăng ký nhãn […]
Contents1, Những dấu hiệu nào không thể được đăng ký là nhãn hiệu hàng hóa ở Malaysia? 2, Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa được xác lập trên cơ sở nào?3, Thời gian đăng ký nhãn […]
Contents1, Những dấu hiệu nào không thể được đăng ký là nhãn hiệu hàng hóa ở Malaysia? 2, Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa được xác lập trên cơ sở nào?3, Thời gian đăng ký nhãn […]
Contents1, Những dấu hiệu nào không thể được đăng ký là nhãn hiệu hàng hóa ở Malaysia? 2, Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa được xác lập trên cơ sở nào?3, Thời gian đăng ký nhãn […]