Myanmar là một quốc gia đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á và là thành viên của tổ chức ASEAN. Trong những năm gần đây, Myanmar đã có những bước tiến ổn định trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Nhờ vậy, đây đã trở thành một thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, Myanmar vẫn chưa thông qua được Luật nhãn hiệu mới, các quy định hiện tại vẫn còn chưa cụ thể và tập trung. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi đăng ký, đồng thời không đảm bảo được quyền và lợi ích của họ. Bài viết sau đây sẽ chỉ ra cho bạn 05 điều cần lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu tại Myanmar
Hiện nay, trên thế giới, có hai nguyên tắc ưu tiên chủ yếu khi đăng ký nhãn hiệu là “first to file” “first to use”. Tại Myanmar, nguyên tắc “first to use” được áp dụng. Myanmar hiện không có hệ thống đăng ký nhãn hiệu hoặc luật cụ thể của nhãn hiệu. Do đó, các chủ thể khi xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu nhãn hiệu phải được xác định theo nguyên tắc của luật chung, dựa trên việc sử dụng trước chứ không phải việc nộp đơn trước. Chủ sở hữu nhãn hiệu phải là người sử dụng nhãn hiệu đầu tiên tại thị trường Myanmar. Đây là yếu tố quan trọng nhất để xác định quyền sở hữu chính thức của nhãn hiệu.
Giấy Ủy quyền và Thông báo quyền sở hữu là tài liệu bắt buộc, cần phải được công chứng và hợp pháp hóa tại Cơ quan Lãnh sự hoặc Đại sứ quán Myanmar tại quốc gia của người có yêu cầu. Điều quan trọng cần lưu ý là tại thời điểm đăng ký, tất cả các tài liệu phải có thời hạn hiệu lực là ba (03) tháng kể từ ngày thực hiện tại nước xuất xứ.
Myanmar không là thành viên của Nghị định thư Madrid; Thỏa ước Madrid hay Công ước Paris về sở hữu công nghiệp nên các chủ đơn nước ngoài không thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu qua hệ thống quốc tế, chỉ định Myanmar. Chủ đơn chỉ có thể đăng kí trực tiếp tại quốc gia này.Vì không có quy trình kiểm tra, cho đến nay, việc yêu cầu quyền ưu tiên của nhãn hiệu đã không được diễn ra ở Myanmar.
Sau khi được cấp giấy chứng nhận, việc Thông báo nhãn hiệu trên các trang báo sẽ được tiến hành. Do đó, điều này không phải là thủ tục bắt buộc đối với chủ sở hữu nhãn hiệu. Tuy nhiên, đây là thủ tục nên làm để thông báo cho các bên thứ ba biết nhãn hiệu này đã được sử dụng. Điều này giúp bảo vệ nhãn hiệu khỏi các hành vi xâm phạm. Bởi đây cũng là nguồn thông tin duy nhất để bên thứ ba có thể tìm hiểu khi muốn đăng ký nhãn hiệu.
Chủ sở hữu nhãn hiệu nên sử dụng nhãn hiệu đó tại Myanmar ngay sau khi nộp đơn để tránh hành vi xâm phạm hay việc bị đánh mất sự độc quyền nhãn hiệu đó nếu bên thứ ba sử dụng trước. Giấy chứng nhãn đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực trong vòng ba năm và có thể được gia hạn không giới hạn liên tiếp, mỗi lần ba năm. Để gia hạn đăng ký, chủ sở hữu nhãn hiệu phải gửi lại bản tuyên bố quyền sở hữu cho nhãn hiệu đó. Đồng thời, chủ sở hữu cũng nên đăng lại một thông báo về nhãn hiệu.
Liên hệ
Contents Lưu ý về nguyên tắc ưu tiên. Lưu ý về tài liệu Lưu ý về yêu cầu hưởng quyền ưu tiên tại Myanmar. Lưu ý về việc Thông báo nhãn hiệu Lưu ý về việc sử dụng nhãn […]
Contents Lưu ý về nguyên tắc ưu tiên. Lưu ý về tài liệu Lưu ý về yêu cầu hưởng quyền ưu tiên tại Myanmar. Lưu ý về việc Thông báo nhãn hiệu Lưu ý về việc sử dụng nhãn […]
Contents Lưu ý về nguyên tắc ưu tiên. Lưu ý về tài liệu Lưu ý về yêu cầu hưởng quyền ưu tiên tại Myanmar. Lưu ý về việc Thông báo nhãn hiệu Lưu ý về việc sử dụng nhãn […]
Contents Lưu ý về nguyên tắc ưu tiên. Lưu ý về tài liệu Lưu ý về yêu cầu hưởng quyền ưu tiên tại Myanmar. Lưu ý về việc Thông báo nhãn hiệu Lưu ý về việc sử dụng nhãn […]
Contents Lưu ý về nguyên tắc ưu tiên. Lưu ý về tài liệu Lưu ý về yêu cầu hưởng quyền ưu tiên tại Myanmar. Lưu ý về việc Thông báo nhãn hiệu Lưu ý về việc sử dụng nhãn […]