Một số căn cứ từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu ở Mỹ

Khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ, Văn phòng sáng chế và nhãn hiệu Mỹ (USPTO) sẽ tiến hành thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu xem liệu có đảm bảo các quy định của pháp luật Mỹ hay không. Trong trường hợp không đảm bảo các quy định thì USPTO có thể từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu đó. Khi thẩm định nội dung, có một số căn cứ từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu thường thấy là:

Nhãn hiệu có “khả năng gây nhầm lẫn” với nhãn hiệu đã đăng ký hoặc nộp đơn trước đó

Đánh giá “khả năng gây nhầm lẫn” là một bước cơ bản mà USPTO sẽ tiến hành khi thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu. Cụ thể, cơ quan này sẽ tiến hành so sánh, đánh giá các tiêu chí, yếu tố để đưa ra kết luận liệu nhãn hiệu đang xem xét có thể có khả năng gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc đã nộp đơn trước đó hay không. Sau khi xem xét, nếu thấy có khả năng gây nhầm lẫn thì đơn đăng ký nhãn hiệu đang được xem xét này sẽ bị từ chối bởi USPTO. 

Mục 2(d) của Luật nhãn hiệu Mỹ và Sổ tay quy trình thẩm định nhãn hiệu tại Mỹ có nêu ra một số tiêu chí để đánh giá “khả năng gây nhầm lẫn của một nhãn hiệu. Cụ thể sẽ đánh giá về hình thức, phát âm, nội hàm, ấn tượng thương mại của các nhãn hiệu đang xem xét và đánh giá tính liên quan của sản phẩm, dịch vụ mà các nhãn hiệu này đăng ký. Khi đánh giá nhãn hiệu về  hình thức, phát âm, nội hàm, ấn tượng thương mại thì chỉ cần một trong các yếu tố trên tương tự cũng có thể đánh giá nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác. Và khi hai nhãn hiệu được xem là tương tự gây nhầm lẫn, “khả năng gây nhầm lẫn” sẽ chỉ tồn tại nếu sản phẩm, dịch vụ của các nhãn hiệu đang đánh giá có liên quan đến nhau. Việc đánh giá “khả năng gây nhầm lẫn” luôn phải dựa trên nguyên tắc xem xét liệu có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng khi sử dụng nhãn hiệu này hay không. 

Khi xét thấy có “khả năng gây nhầm lẫn” USPTO sẽ ra thông báo từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu này dựa trên căn cứ nhãn hiệu có “khả năng gây nhầm lẫn” với nhãn hiệu đã đăng ký hoặc nộp đơn trước đó.

Nhãn hiệu chỉ mang tính mô tả và mô tả sai lệch về sản phẩm dịch vụ

USPTO sẽ từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu trên căn cứ “chỉ mang tính chất mô tả” nếu nhãn hiệu đó mô tả ngay thành phần, chất lượng, đặc tính, chức năng, tính năng, mục đích hoặc cách sử dụng của hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể. Ví dụ: nhãn hiệu “Soft” sẽ bị từ chối vì chỉ mang tính mô tả cho sản phẩm lụa và nhãn hiệu “yummy” sẽ bị từ chối cho sản phẩm sữa chua, hoặc bánh kẹo. 

USPTO sẽ từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu với căn cứ “mô tả sai lệch”. Đạo luật nhãn hiệu không cấm đăng ký các cụm từ mô tả sai trừ khi chúng được mô tả sai một cách lừa dối, nghĩa là có 2 yêu cầu để một nhãn hiệu bị từ chối với căn cứ “mô tả sai lệch” là:  (1) nhãn hiệu đó mô tả sai thành phần, chất lượng, đặc tính, chức năng, tính năng, mục đích hoặc cách sử dụng của sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể; và (2) việc sai lệch này có gây lừa dối cho người tiêu dùng hay không tức là có khả năng người tiêu dùng sẽ tin vào sự sai lệch này về sản phẩm, dịch vụ hay không. Ví dụ: nhãn hiệu “Vitamin C+ Tea” cho sản phẩm trà không chứa Vitamin C+.

Nhãn hiệu mô tả địa lý và chỉ dẫn sai về địa lý

USPTO sẽ từ chối một đơn  đăng ký nhãn hiệu nếu nhãn hiệu đó chủ yếu có tính chất mô tả địa lý. Việc xem xét liệu một nhãn hiệu có chủ yếu có tính chất mô tả địa lý hay không căn cứ vào 03 yếu tố sau:

– Ý nghĩa đáng kể của nhãn hiệu là một vị trí địa lý thường được biết đến; 

– Người tiêu dùng có thể sẽ nghĩ rằng sản phẩm, dịch vụ có nguồn gốc từ vị trí địa lý được xác định trong nhãn hiệu;

– Sản phẩm hoặc dịch vụ bắt nguồn từ địa điểm được xác định trong nhãn hiệu 

USPTO sẽ từ chối đăng ký nhãn hiệu nếu nhãn hiệu chủ yếu mô tả sai lệch về địa lý, với các tiêu chí xem xét sau đây: 

– Ý nghĩa đáng kể của nhãn hiệu là một vị trí địa lý được biết đến rộng rãi;

– Người tiêu dùng có thể sẽ nghĩ rằng sản phẩm, dịch vụ có nguồn gốc từ vị trí địa lý được xác định trong nhãn hiệu;

– Sản phẩm hoặc dịch vụ không có nguồn gốc từ địa điểm được xác định trong nhãn hiệu; 

– Nhãn hiệu gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng là nhân tố quan trọng tới quyết định mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của người tiêu dùng có liên quan. 

Ví dụ: nhãn hiệu “GIN Netherlands” cho sản phẩm rượu không có nguồn gốc Hà Lan

Như vậy, Luật nhãn hiệu Mỹ và Sổ tay quy trình thẩm định nhãn hiệu của Mỹ có quy định cụ thể về các căn cứ từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu. Trên đây là 03 căn cứ thường xuất hiện khi một đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối bởi USPTO. Tuy nhiên, chủ đơn đăng ký nhãn hiệu khi nhận được thông báo từ chối của USPTO vẫn có thời gian phản hồi, phúc đáp và có các hành động khác.

Trên đây công ty luật chúng tôi đã giúp bạn giải đáp thắc mắc tại sao nhãn hiệu khi đăng ký tại Mỹ lại bị từ chối.

Rate this post
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Lưu ý về nguyên tắc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đầu tiên First to file

    Lưu ý về nguyên tắc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đầu tiên First to file

    ContentsNhãn hiệu có “khả năng gây nhầm lẫn” với nhãn hiệu đã đăng ký hoặc nộp đơn trước đóNhãn hiệu chỉ mang tính mô tả và mô tả sai lệch về sản phẩm dịch vụNhãn hiệu mô tả địa lý […]

    Bảo vệ nhãn hiệu trong thương mại điện tử tại Việt Nam

    Bảo vệ nhãn hiệu trong thương mại điện tử tại Việt Nam

    ContentsNhãn hiệu có “khả năng gây nhầm lẫn” với nhãn hiệu đã đăng ký hoặc nộp đơn trước đóNhãn hiệu chỉ mang tính mô tả và mô tả sai lệch về sản phẩm dịch vụNhãn hiệu mô tả địa lý […]

    Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm thời trang năm 2024

    Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm thời trang năm 2024

    ContentsNhãn hiệu có “khả năng gây nhầm lẫn” với nhãn hiệu đã đăng ký hoặc nộp đơn trước đóNhãn hiệu chỉ mang tính mô tả và mô tả sai lệch về sản phẩm dịch vụNhãn hiệu mô tả địa lý […]

    Amazon Brand Registry: Quy trình Đăng Ký Thương Hiệu cho Sản Phẩm

    Amazon Brand Registry: Quy trình Đăng Ký Thương Hiệu cho Sản Phẩm

    ContentsNhãn hiệu có “khả năng gây nhầm lẫn” với nhãn hiệu đã đăng ký hoặc nộp đơn trước đóNhãn hiệu chỉ mang tính mô tả và mô tả sai lệch về sản phẩm dịch vụNhãn hiệu mô tả địa lý […]

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Brunei

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Brunei

    ContentsNhãn hiệu có “khả năng gây nhầm lẫn” với nhãn hiệu đã đăng ký hoặc nộp đơn trước đóNhãn hiệu chỉ mang tính mô tả và mô tả sai lệch về sản phẩm dịch vụNhãn hiệu mô tả địa lý […]

    Facebook của chúng tôi