Nguồn thông tin có thể cung cấp các tư liệu để làm căn cứ và lý do từ chối cấp văn bằng bảo hộ cho một đơn đăng ký nhãn hiệu tương đối đa dạng.Thẩm định viên sẽ đánh giá khả năng gây nhầm lẫn của nhãn hiệu qua các nguồn. Để thẩm định nội dung, các thẩm định viên cần tiến hành tra cứu các nguồn thông tin tối thiểu sau đây:
Nguồn thông tin tra cứu qua các đơn quốc gia (đơn nộp trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ) và các đơn quốc tế (đơn nộp theo Thỏa ước Madrid hoặc Nghị định thư Madrid do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố trên internet). Các đơn quốc gia và các đơn quốc tế có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đang được thẩm định nội dung cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự.
Thẩm định viên tiến hành tra cứu nguồn thông tin qua các nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ hoặc thừa nhận bảo hộ đang còn hiệu lực tại Việt Nam (kể cả các nhãn hiệu nổi tiếng) dùng cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc có liên quan.
Các nhãn hiệu được đăng ký đã chấm dứt hiệu lực trong thời hạn chưa quá 5 năm, trừ trường hợp nhãn hiệu bị chấm dứt hiệu lực vì lý do không sử dụng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 95 của Luật Sở hữu trí tuệ, dùng cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự. Theo quy định này, kể từ ngày văn bằng bảo hộ hết hạn, nhãn hiệu vẫn sẽ được bảo hộ trong vòng 5 năm nếu không thuộc trường hợp nhãn hiệu bị chấm dứt hiệu lực. Nguồn thông tin này hết sức cần thiết trong quá trình thảm định đơn.
Điểm l Khoản 2 Điều 74 Luật SHTT quy định nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: “Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hoá”. Do đó, nếu xét thấy dấu hiệu nêu trong đơn gây hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hóa, Cục SHTT sẽ căn cứ vào nguồn thông tin khi tra cứu các chỉ dẫn địa lý để đánh giá.
Chỉ dẫn nguồn gốc địa lý hàng hoá, dịch vụ; tên địa lý, các loại dấu chất lượng, dấu kiểm tra; quốc kỳ, quốc huy của các quốc gia; cờ, tên, biểu tượng của các cơ quan, tổ chức của Việt Nam và thế giới; tên và hình ảnh lãnh tụ, anh hùng dân tộc, tên và hình ảnh danh nhân Việt Nam và nước ngoài… mà Cục Sở hữu trí tuệ sưu tầm và lưu giữ hoặc được biết đến rộng rãi trên mạng thông tin toàn cầu.
Bên cạnh việc tra cứu nguồn thông tin tối thiểu, trong trường hợp cần thiết có thể tra cứu các nguồn thông tin tham khảo ngoài nguồn thông tin tối thiểu nêu trên, như kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ, các đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày ưu tiên sớm hơn, tên thương mại,…
Liên hệ
ContentsCác đơn quốc gia và đơn quốc tế:Các nhãn hiệu còn hiệu lực:Các nhãn hiệu đã chấm dứt hiệu lực:Các chỉ dẫn địa lý:Dấu hiệu không được bảo hộ: Theo các quy định về việc đăng ký nhãn hiệu, một […]
ContentsCác đơn quốc gia và đơn quốc tế:Các nhãn hiệu còn hiệu lực:Các nhãn hiệu đã chấm dứt hiệu lực:Các chỉ dẫn địa lý:Dấu hiệu không được bảo hộ: Trong môi trường kinh doanh hiện đại, việc chuyển nhượng nhãn […]
ContentsCác đơn quốc gia và đơn quốc tế:Các nhãn hiệu còn hiệu lực:Các nhãn hiệu đã chấm dứt hiệu lực:Các chỉ dẫn địa lý:Dấu hiệu không được bảo hộ: Trong bối cảnh kinh doanh hiện đại, nhãn hiệu không chỉ […]
ContentsCác đơn quốc gia và đơn quốc tế:Các nhãn hiệu còn hiệu lực:Các nhãn hiệu đã chấm dứt hiệu lực:Các chỉ dẫn địa lý:Dấu hiệu không được bảo hộ: Theo các quy định về nhãn hiệu, có một số dấu […]
ContentsCác đơn quốc gia và đơn quốc tế:Các nhãn hiệu còn hiệu lực:Các nhãn hiệu đã chấm dứt hiệu lực:Các chỉ dẫn địa lý:Dấu hiệu không được bảo hộ: Trong thế giới kinh doanh ngày càng cạnh tranh, nhãn hiệu […]