Thuật ngữ nhãn hiệu hay thương hiệu không còn xa lạ, và được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam. Thương hiệu giúp người dùng dễ dàng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của công ty này với các công ty khác. Nhưng nhiều nhãn hiệu do bị trùng hoặc tương tự dẫn đến việc tranh chấp nhãn hiệu. Vậy đâu là những nguyên nhân gây ra tranh chấp nhãn hiệu?
Tranh chấp nhãn hiệu được hiểu là những mâu thuẫn, xung đột về quyền; và lợi ích giữa 2 hay nhiều bên liên quan đến nhãn hiệu mà trong đó các bên tham gia đều cho rằng nhãn hiệu đó thuộc về mình và việc đăng ký nhãn hiệu của bên khác làm ảnh hưởng tới quyền lợi của họ.
a) Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân chủ quan bắt nguồn từ các doanh nghiệp khi đưa ra sản phẩm/dịch vụ không thực việc đăng ký nhãn hiệu. Theo quy định pháp luật “Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, … được xác lập dựa trên quyết định cấp văn bằng bảo hộ của nhà nước hoặc quốc tế. Riêng với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu xác định trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.
Khi đưa sản phẩm ra nước ngoài, rất nhiều doanh nghiệp đã xảy ra việc tranh chấp nhãn hiệu dẫn đến không được bảo hộ tại quốc gia đó. Nguyên nhân là doanh nghiệp không đăng ký bảo hộ tại quốc gia đó dẫn đến việc có thể bị mất nhãn hiệu của chính mình tại thị trường quốc tế.
Khi cơ quan quản lý thị trường, cơ quan công an phát hiện có sự vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ báo cho chủ thể biết nhưng không nhận được sự hợp tác của họ với lý do rất đơn giản là ngại tốn kém hoặc ngại ảnh hưởng đến công việc,… và kết quả là nhiều doanh nghiệp đã phải trá giả cho vấn đề này.
b. Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân này chủ yếu do các chủ nhãn hiệu chưa kịp đăng ký nên một số bên đã lợi dụng sơ hở này để nhanh tay đăng ký.
Mục đích:
Nhãn hiệu cà phê trung nguyên đã bị một công ty tại Mỹ đăng ký trước. Sau 2 năm thương thảo công ty tại Mỹ cũng trao trả lại quyền bảo hộ; và nhận làm đại lý phân phối sản phẩm cà phê Trung Nguyên của Việt Nam tại Mỹ.
– Nước mắm Phan Thiết đã bị một công ty ở Mỹ đăng ký thương hiệu từ năm 1999.
– Thương hiệu thuốc lá Vinataba Việt Nam đã bị một công ty của Indonesia chiếm đoạt đăng ký tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và 09 nước trong ASEAN.
Trên đây là những ví dụ điển hình cho việc đăng ký bảo hộ thương hiệu của mình khi tiến hành mở rộng thị trường ra thế giới sự chủ quan và chậm trễ trong việc đăng ký bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài nhiều doanh nghiệp đánh mất thương hiệu của chính mình. Và không phải doanh nghiệp nào cũng may mắn được trả lại thương hiệu như cà phê Trung Nguyên.
Liên hệ
Contents1. Cơ sở pháp lý2. Nguyên nhân gây ra tranh chấp nhãn hiệu3. Một số nhãn hiệu lớn xảy ra tranh chấp nhãn hiệu Đăng ký nhãn hiệu là bước quan trọng để bảo vệ độc quyền tên tuổi và […]
Contents1. Cơ sở pháp lý2. Nguyên nhân gây ra tranh chấp nhãn hiệu3. Một số nhãn hiệu lớn xảy ra tranh chấp nhãn hiệu Trong môi trường kinh doanh hiện đại, việc chuyển nhượng nhãn hiệu là một hoạt động […]
Contents1. Cơ sở pháp lý2. Nguyên nhân gây ra tranh chấp nhãn hiệu3. Một số nhãn hiệu lớn xảy ra tranh chấp nhãn hiệu Trong bối cảnh kinh doanh hiện đại, nhãn hiệu không chỉ đơn thuần là một dấu […]
Contents1. Cơ sở pháp lý2. Nguyên nhân gây ra tranh chấp nhãn hiệu3. Một số nhãn hiệu lớn xảy ra tranh chấp nhãn hiệu Để đăng ký nhãn hiệu quần áo tại Việt Nam vào năm 2024, bạn cần tuân […]
Contents1. Cơ sở pháp lý2. Nguyên nhân gây ra tranh chấp nhãn hiệu3. Một số nhãn hiệu lớn xảy ra tranh chấp nhãn hiệu Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là một trong những hoạt động quan trọng nhất để khẳng […]