Giải quyết tranh chấp nhãn hiệu là vấn đề được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm nó có vai trò vô cùng quan trọng, là dấu hiệu để đánh giá giá trị của doanh nghiệp đó. Hiện trạng xâm phạm nhãn hiệu tại Việt Nam hiện nay rất đáng báo động. Vậy khi bị xâm phạm về nhãn hiệu chúng ta cần phải làm gì?
Theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): nhãn hiệu là “các dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau”.
Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng đưa ra định nghĩa nhãn hiệu như sau:
“Là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau ( khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ)”.
Các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu được quy định rất tại Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung năm 2009. Ta hiểu như sau:
– Giải quyết tranh chấp nhãn hiệu bằng biện pháp hòa giải, thương lượng:
Khi bị xâm phạm về quyền và lợi ích đối với nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ của mình, bên bị xâm phạm có quyền yêu cầu bên xâm phạm chấm dứt hành vi và tiến hành bồi thường thiệt hai( nếu có).
– Chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền khởi kiện ra tòa án khi 2 bên không thể thương lượng và hòa giải. Người khởi kiện gửi đơn cho Tòa án có thẩm quyền bằng cách nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi đến Tòa án qua bưu điện. Khi khởi kiện ra Tòa án cần các hồ sơ như sau:
+ Đơn khởi kiện;
+ Bản gốc văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc bản sao công chứng;
+ Chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm;
+ Bản sao thông báo của bên bị xâm hại đến bên vi phạm, trong đó ấn định thời gian để bên này chấm dứt hành vi vi phạm và chứng cứ chứng minh bên này không thực hiện theo yêu cầu của bên bị xâm phạm.
+ Chứng cứ chứng minh sự cần thiết phải yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo đảm xử phạt trong trường hợp bên bị xâm phạm đồng thời yêu cầu áp dụng biện pháp này.
Đăng kí nhãn hiệu hàng hóa được xem là biện pháp pháp lý hữu hiệu nhất để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các chủ nhãn hiệu hàng hóa.
Sự bảo hộ nhãn hiệu loại bỏ sự cạnh tranh không công bằng đối với những sản phẩm, dịch vụ tương tự không bảo hộ.
Liên hệ
Contents1. Nhãn hiệu là gì?2. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu?3. Các phương pháp giải quyết tranh chấp nhãn hiệu Nhãn hiệu là một trong những đối tượng bảo hộ của pháp […]
Contents1. Nhãn hiệu là gì?2. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu?3. Các phương pháp giải quyết tranh chấp nhãn hiệu Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thuộc […]
Contents1. Nhãn hiệu là gì?2. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu?3. Các phương pháp giải quyết tranh chấp nhãn hiệu Việc thực thi có hiệu quả quyền SHCN đối với nhãn hiệu […]
Contents1. Nhãn hiệu là gì?2. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu?3. Các phương pháp giải quyết tranh chấp nhãn hiệu Tên miền xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu khi sử dụng […]
Contents1. Nhãn hiệu là gì?2. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu?3. Các phương pháp giải quyết tranh chấp nhãn hiệu -Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên sản phẩm, hàng hóa, […]