Đăng ký nhãn hiệu “Zombie”

Vào năm 1974, khái niệm “nhãn hiệu ma” được sử dụng để chỉ các nhãn hiệu không sử dụng. Khái niệm này được cố giáo sư Remo Franceschelli đưa ra và sử dụng. Theo tôn giáo voodoo, zombie là xác chết được các thế lực siêu nhiên làm sống lại. Do đó nhãn hiệu “Zombie” là các nhãn hiệu đã hết hạn thời hạn bảo hộ hoặc chấm dứt hiệu lực được làm sống lại, đăng ký và sử dụng lại.

1. Nhãn hiệu “Zombie” được hiểu như nào?

Thực tế chỉ ra rằng sau khi một nhãn hiệu bị chấm dứt hiệu lực, một số đơn vị kinh doanh sẽ “đào bới” nghĩa địa nhãn hiệu để tìm kiếm các nhãn hiệu vẫn còn tiềm năng thương mại để đưa vào sử dụng. Đây là các nhãn hiệu vẫn còn nhận được sự trung thành và công nhận của người tiêu dùng. Mục đích là sau đó xây dựng công việc kinh doanh mới dựa trên những nhãn hiệu zombie này. 

Điều đáng lưu ý là nhãn hiệu bị chấm dứt có thể thoải mái sử dụng; ai nhanh thì được, chúng vẫn chỉ là quá khứ. Những người săn nhãn hiệu zombie quan tâm đến ký ức khách hàng vơi nhãn hiệu đó; và chủ đơn trong quá khứ chứ không liên quan đến chủ đơn hiện tại.

Bản chất của những nhãn hiệu này là sự lừa dối dựa trên những tàn dư của quá khứ. Câu hỏi đặt ra ở đây là pháp luật có thể (có nên) cho phép những hành động lừa dối như này không và nếu có thì ở mức độ nào.

2. Những thương vụ nhãn hiệu zombie nổi tiếng

Tại châu Âu nhiều thương bị nhãn hiệu zombie được khôi phục lại. Những vụ việc nổi tiếng nhất xung quanh chủ đề này là vụ FAMOBIL ở Tây Ban Nha (quyết định của Tòa án tỉnh Alicante số 6 ngày 10 tháng 1 năm 2014); vụ LAMBRETTA ở Ý (quyết định số 7970 ngày 28 tháng 3 của Tòa án tối cao Ý, 2017) và vụ SIMCA ở EU (Quyết định của Tòa án Sơ thẩm EU ngày 8 tháng 5 năm 2014, Vụ kiện T 327/12). Theo thứ tự, đây là ví dụ về nguy cơ gây nhầm lẫn hoặc ăn theo các quyền đã được xác lập trước (FAMOBIL), chấm dứt hiệu lực do không sử dụng (LAMBRETTA) và động cơ không trung thực (SIMCA).

Vụ FAMOBIL và LAMBRETTA không liên quan nhiều. Trong vụ FAMOBIL, danh tiếng còn sót lại của nhãn hiệu FAMOBIL không ảnh hưởng đến phán quyết cuối cùng. Tương tự trong vụ LAMBRETTA, tòa án tuyên bố danh tiếng tàn dư của nhãn hiệu không phải là yếu tố dẫn đến quyết định chấm dứt hiệu lực nhãn hiệu do không sử dụng. 

Ngược lại, vụ SIIMCA là một sự minh họa rõ ràng hơn. Vụ SIIMCA hoàn toàn tập trung vào vấn đề động cơ không trung thực. Tòa án đã trực tiếp tuyên bố như sau: 

“…không thể chỉ dựa vào thực tế là nhãn hiệu trước đó đã không còn được sử dụng để bác bỏ kết luận rằng chủ sở hữu đã có động cơ không trung thực vào thời điểm đăng ký…. bất cứ khi nào…. việc đăng ký nhãn hiệu… được xem là cố tình tạo mối liên hệ với các nhãn hiệu trước đó và lợi dụng danh tiếng của những nhãn hiệu này trên thị trường”.

3. Nhãn hiệu zombie có thực sự lừa dối khách hàng

Nhưng nếu nhãn hiệu trước đó hết thời hạn bảo hộ; hoặc nguyên đơn không để cập tới động cơ không trung thực? Liệu bản chất lừa dối của nhãn hiệu zombie có là một yếu tố được cân nhắc?

Pháp luật không có quy định cụ thể về vấn đề này. Tuy nhiên, cần xem xét vấn đề người tiêu dùng có còn nhớ đến nhãn hiệu cũ hay không. Nếu có thì chủ đơn mới không nên có quyền tự do đăng ký nhãn hiệu giống hệt với nhãn hiệu cũ hoặc sản xuất/thương mại các hàng hóa/dịch vụ được gắn nhãn hiệu đó với bất cứ một mức chất lượng  nào mà họ muốn. Bởi vì hành động này gây nhẫm lần và phá hủy kỳ vọng về chất lượng của khách; đi ngược lại với hai chức năng quan trọng của nhãn hiệu là thể hiện nguồn gốc và chất lượng.

Trước khi đăng ký lại nhãn hiệu, chủ đơn cần nghiên cứu đối tượng khách hàng hướng tới. Nhận thức của khách hàng về nhãn hiệu cũ còn tồn tại càng nhiều thì nhãn hiệu được đăng ký lại càng có nhiều rủi ro, trừ khi chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký lại có biện pháp đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng bằng cách làm rõ nguồn gốc và chất lượng của sản phẩm, dịch vụ.

Việc sử dụng nhãn hiệu zombie đòi hỏi sự cân bằng lợi ích giữa chủ nhãn hiệu và công chúng. Việc này giúp nâng cao khả năng thực thi của nhãn hiệu và tránh bị gắn mác là lừa dối hoặc cạnh tranh thương mại không lành mạnh. Đồng thời, cần duy trì hoặc cải tiến chất lượng của các sản phẩm gắn với nhãn hiệu mẫu.

Rate this post
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Cách đăng ký nhãn hiệu quần áo tại Việt Nam năm 2024

    Cách đăng ký nhãn hiệu quần áo tại Việt Nam năm 2024

    Contents1. Nhãn hiệu “Zombie” được hiểu như nào?2. Những thương vụ nhãn hiệu zombie nổi tiếng3. Nhãn hiệu zombie có thực sự lừa dối khách hàng Để đăng ký nhãn hiệu quần áo tại Việt Nam vào năm 2024, bạn […]

    Đăng ký nhãn hiệu tại Hà Lan: Hướng dẫn toàn diện

    Đăng ký nhãn hiệu tại Hà Lan: Hướng dẫn toàn diện

    Contents1. Nhãn hiệu “Zombie” được hiểu như nào?2. Những thương vụ nhãn hiệu zombie nổi tiếng3. Nhãn hiệu zombie có thực sự lừa dối khách hàng Benelux, bao gồm Bỉ, Hà Lan và Luxembourg, là khu vực quan trọng tại […]

    Tiêu chí xác định nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam

    Tiêu chí xác định nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam

    Contents1. Nhãn hiệu “Zombie” được hiểu như nào?2. Những thương vụ nhãn hiệu zombie nổi tiếng3. Nhãn hiệu zombie có thực sự lừa dối khách hàng Nhãn hiệu nổi tiếng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định và […]

    Lưu ý về nguyên tắc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đầu tiên First to file

    Lưu ý về nguyên tắc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đầu tiên First to file

    Contents1. Nhãn hiệu “Zombie” được hiểu như nào?2. Những thương vụ nhãn hiệu zombie nổi tiếng3. Nhãn hiệu zombie có thực sự lừa dối khách hàng Nguyên tắc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đầu tiên được sử dụng để […]

    Bảo vệ nhãn hiệu trong thương mại điện tử tại Việt Nam

    Bảo vệ nhãn hiệu trong thương mại điện tử tại Việt Nam

    Contents1. Nhãn hiệu “Zombie” được hiểu như nào?2. Những thương vụ nhãn hiệu zombie nổi tiếng3. Nhãn hiệu zombie có thực sự lừa dối khách hàng Thương mại điện tử (TMĐT) ngày càng trở nên phổ biến, dẫn đến nhu […]

    Facebook của chúng tôi