Nhập khẩu song song là hoạt động được nhiều nước trên thế giới thừa nhận trong đó có Việt Nam.
Căn cứ pháp lý: Khoản 2b Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ; Khoản 2 Điều 26 Nghị định 99/2013/NĐ-CP; Điều 18 Thông tư 11/2015/TT-BKHCN.
Theo đó, nhập khẩu song song (NKSS) là hoạt đông thương mại mà trong đó:
(i) sản phẩm mang đối tượng sở hữu trí tuệ (được bảo hộ) đã được lưu thông trên thị trường của một nước
(ii) nhưng sản phẩm này lại được nhập khẩu từ nước khác vào chính nước này
(iii) mà không được sự cho phép của chủ sở hữu đối tượng sở hữu trí tuệ.
Ví dụ 1: Công ty A là chủ Bằng độc quyền sáng chế cho sản phẩm X. Sản phẩm X đang được bảo hộ tại Việt Nam. Công ty B là đại lý của Công ty A. Công ty A ủy quyền cho Công ty B được phân phối độc quyền sản phẩm X tại Việt Nam. Công ty C nhập khẩu sản phẩm X vào Việt Nam. Hanh vi của Công ty C không có sự đồng ý của Công ty A và Công ty B.
Ví dụ 2: Công ty A là chủ Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp Y. Kiểu dáng công nghiệp Y cho sản phẩm G đang được bảo hộ tại Việt Nam. Công ty A cấp li-xăng cho Công ty B để sản xuất sản phẩm G tại Việt Nam. Công ty A cũng cấp li-xăng cho Công ty C để sản xuất sản phẩm G tại nước khác. Công ty D nhập khẩu vào Việt Nam sản phẩm G do Công ty C sản xuất. Công ty D bán sản phẩm G ở thị trường nước ngoài mà không được sự đồng ý của Công ty A, Công ty B và Công ty C.
Ví dụ 3: Công ty A là chủ nhãn hiệu Z được bảo hộ cho sản phẩm T tại nước ngoài. Công ty A thành lập chi nhánh là Công ty B tại Việt Nam. Công ty A đồng ý cho Công ty B nộp đơn đăng ký và đứng tên chủ Giấy chứng nhân đăng ký nhãn hiệu Z cho sản phẩm T tại Việt Nam. Công ty C nhập khẩu vào Việt Nam sản phẩm T do Công ty A sản xuất. Công ty C bán sản phẩm T ở thị trường nước ngoài mà không có sự đồng ý của Công ty A và Công ty B.
Xuất phát từ sự khác biệt về giá cho cùng một sản phẩm giữa các nước. Do đó, nhà nhập khẩu tiến hành nhập khẩu hàng hóa ở nước có giá thấp hơn để bán ở nơi có giá cao hơn để thu lợi nhuận.
Thuyết hết quyền là cơ sở pháp lí cho NKSS. NKSS được thừa nhận phụ thuộc vào cơ chế hết quyền mà nước nhập khẩu áp dụng.
Theo thuyết hết quyền, sản phẩm mang đối tượng SHTT được đưa ra thị trường bởi chính chủ thể nắm giữ quyền SHTT hoặc với sự đồng ý của chủ thể này. Khi đó, chủ thể nắm giữ quyền SHTT không còn quyền kiểm soát đối với việc phân phối và khai thác thương mại sản phẩm.
Ví dụ: Sau khi bán đôi giày mang nhãn hiệu Adidas này ra thị trường lần đầu tiên, quyền SHTT của hãng Adidas đối với đôi giày này không còn nữa. Nghĩa là người mua đôi giày này có quyền sử dụng, tặng hay bán cho người khác.
Theo đó, nhà nhập khẩu có quyền nhập khẩu song song sản phẩm này mà không cần sự cho phép của chủ sở hữu đối tượng SHTT.
Thuyết hết quyền có ý nghĩa:
(i) xác định giới hạn cho quyền SHTT mang tính độc quyền;
(ii) cân bằng giữa bảo hộ quyền SHTT với đảm bảo sự lưu thông của thị trường;
(iii) duy trì cạnh tranh lành mạnh;
(iv) Cân bằng giữa bảo vệ lợi ích của chủ thể nắm giữ quyền SHTT và lợi ích của người tiêu dùng.
Hoạt động nhập khẩu song song mang đến sự cạnh tranh về giá. Hoạt động này giúp người tiêu dùng tiếp cận với giá rẻ hơn. Điều này đặc biệt cần thiết đối với các quốc gia đang phát triển.
Liên hệ
Contents1. Nhập khẩu song song là gì?2.Ví dụ về hành vi nhập khẩu song song3.Lý do xuất hiện hoạt động nhập khẩu song song4.Cơ sở thừa nhận hoạt động nhập khẩu song song Lĩnh vực Sở hữu trí tuệ tại […]
Contents1. Nhập khẩu song song là gì?2.Ví dụ về hành vi nhập khẩu song song3.Lý do xuất hiện hoạt động nhập khẩu song song4.Cơ sở thừa nhận hoạt động nhập khẩu song song Văn bản Công chứng là những hợp đồng […]
Contents1. Nhập khẩu song song là gì?2.Ví dụ về hành vi nhập khẩu song song3.Lý do xuất hiện hoạt động nhập khẩu song song4.Cơ sở thừa nhận hoạt động nhập khẩu song song Giống cây trồng là một đối tượng […]
Contents1. Nhập khẩu song song là gì?2.Ví dụ về hành vi nhập khẩu song song3.Lý do xuất hiện hoạt động nhập khẩu song song4.Cơ sở thừa nhận hoạt động nhập khẩu song song Khi nhắc đến đối tượng của quyền […]
Contents1. Nhập khẩu song song là gì?2.Ví dụ về hành vi nhập khẩu song song3.Lý do xuất hiện hoạt động nhập khẩu song song4.Cơ sở thừa nhận hoạt động nhập khẩu song song Đối với đối tượng là khách hàng, […]