Phân biệt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Đi cùng với sự phát triển của tài sản trí tuệ, các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cũng ngày càng gia tăng. Ở Việt Nam, tình trạng vi phạm diễn ra khá phổ biến với cách thức tinh vi. Trên thực tế, hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ thường bị nhầm lẫn với hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Bài viết này sẽ làm rõ sự khác biệt giữa hai loại hành vi này. 

1. Khái niệm

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là:

(i) hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp

(ii) trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh,

(iii) gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.

Trong khi đó, hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là một dạng của hành vi vi phạm quyền sở hữu.

Cụ thể, Điều 129, Luật SHTT năm 2005 quy định những hành vi được coi là hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu.

Theo đó, hành vi sử dụng nhãn hiệu trong phạm vi và thời hạn bảo hộ mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu đó được coi là hành vi xâm phạm nhãn hiệu. Phạm vi bảo hộ được ghi nhận trong văn bằng bảo hộ bao gồm chính nhãn hiệu đó, các yếu tố độc đáo của nhãn hiệu và danh mục hàng hóa được đăng kí bảo hộ.

Như vậy, để một hành vi bị xem là xâm phạm nhãn hiệu thì đối tượng của hành vi phải nằm trong phạm vi bảo hộ, thể hiện trong giấy chứng nhận đăng kí bảo hộ.

2. Điểm khác biệt

a. Về phạm vi áp dụng

Trước tiên, hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chỉ có thể xảy ra nếu:

(i) đang có một quyền SHTT tồn tại và được Nhà nước bảo hộ, và

(ii) quyền SHTT đó bị chủ thể khác xâm phạm.

Nói cách khác, quyền SHTT đó không được Nhà nước bảo hộ, thì sẽ không tồn tại hành vi xâm phạm quyền SHTT.

Ví dụ: một nhãn hiệu chưa được đăng ký bảo hộ, thì sẽ không có hành vi vi phạm quyền SHTT với nhãn hiệu đó. Tuy nhiên, trường hợp này hoàn toàn có thể cấu thành 1 hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Theo Điều 40 Luật Cạnh tranh, hành vi sử dụng chỉ dẫn làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh là một dạng của hành vi cạnh tranh không lành mạnh, không phụ thuộc vào việc dấu hiệu chỉ dẫn đó đã được đăng ký hay chưa.

b. Về chủ thể

Về cơ bản, chỉ có thể kết luận về hành vi cạnh tranh không lành mạnh nếu các chủ thể có hành vi bị cấm đối với đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan, bao gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan. Trong khi đó, có thể kết luận hành vi vi phạm quyền SHTT với bất kỳ chủ thể nào xâm phạm đến các quyền lợi của chủ sở hữu quyền SHTT được pháp luật bảo hộ.

c. Về yếu tố lỗi

Lỗi là yếu tố bắt buộc để cấu thành hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Điều 40 của Luật cạnh tranh chỉ rõ hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn phải “nhằm mục đích cạnh tranh”. Do đó không thể nói tới cạnh tranh không lành mạnh khi mà người chủ thể không biết mình đang thực hành vi bị cấm. Trong khi đó, hành vi vi phạm quyền SHTT không nhất thiết phải tồn tại yếu tố lỗi của chủ thể.

Một khi các đối tượng của quyền SHTT đã được đăng ký theo đúng trình tự pháp luật quy định thì các chủ thể khác được suy đoán là đã biết tới quyền của chủ sở hữu. Do đó, trong định nghĩa của Luật SHTT về hành vi vi phạm quyền SHTT không hề nhắc tới mục đích của chủ thể xâm phạm.

Qua bài viết trên, chúng tôi hi vọng đã cung cấp được cho bạn những kiến thức hữu ích để phân biệt hành vi cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm quyền SHTT, vốn là hai hành vi có nhiều nét tương đồng, rất dễ khiến mọi người nhầm lẫn.

Rate this post
Rate this post
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Đặc quyền của tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp

    Đặc quyền của tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp

    Contents1. Khái niệmHành vi cạnh tranh không lành mạnh là:Trong khi đó, hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là một dạng của hành vi vi phạm quyền sở hữu.2. Điểm khác biệta. Về phạm vi áp dụngb. […]

    Giá trị pháp lý của văn bản công chứng

    Giá trị pháp lý của văn bản công chứng

    Contents1. Khái niệmHành vi cạnh tranh không lành mạnh là:Trong khi đó, hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là một dạng của hành vi vi phạm quyền sở hữu.2. Điểm khác biệta. Về phạm vi áp dụngb. […]

    Điều kiện bảo hộ giống cây trồng theo pháp luật Việt Nam

    Điều kiện bảo hộ giống cây trồng theo pháp luật Việt Nam

    Contents1. Khái niệmHành vi cạnh tranh không lành mạnh là:Trong khi đó, hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là một dạng của hành vi vi phạm quyền sở hữu.2. Điểm khác biệta. Về phạm vi áp dụngb. […]

    Phân biệt tác phẩm mỹ thuật ứng dụng với kiểu dáng công nghiệp

    Phân biệt tác phẩm mỹ thuật ứng dụng với kiểu dáng công nghiệp

    Contents1. Khái niệmHành vi cạnh tranh không lành mạnh là:Trong khi đó, hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là một dạng của hành vi vi phạm quyền sở hữu.2. Điểm khác biệta. Về phạm vi áp dụngb. […]

    3 Rủi ro dẫn đến bị từ chối bảo hộ khi thiết kế nhãn hiệu, logo

    3 Rủi ro dẫn đến bị từ chối bảo hộ khi thiết kế nhãn hiệu, logo

    Contents1. Khái niệmHành vi cạnh tranh không lành mạnh là:Trong khi đó, hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là một dạng của hành vi vi phạm quyền sở hữu.2. Điểm khác biệta. Về phạm vi áp dụngb. […]

    Facebook của chúng tôi