Sử dụng nhãn hiệu là một nghĩa vụ được quy định tại pháp luật của hầu hết các quốc gia. Việt Nam có quy định về sử dụng nhãn hiệu tại Luật sở hữu trí tuệ năm 2005.
Khoản 2 Điều 136 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định:
Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu đó.
Điểm d khoản 1 Điều 95 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005. Một trong những căn cứ chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là:
(i) Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng
(ii) trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng
(iii) trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực.
Nếu nhãn hiệu của bạn đã được đăng ký với một kiểu thiết kế hoặc phông chữ cụ thể. Bạn nên đảm bảo rằng nhãn hiệu đó được sử dụng đúng như đã đăng ký. Bằng cách giám sát việc sử dụng nhãn hiệu vì nó quyết định hình ảnh sản phẩm của công ty bạn.
Phụ thuộc vào chiến lược của mình, mỗi công ty sẽ quyết định việc sử dụng nhãn hiệu khác nhau cho mỗi loại sản phẩm. Hay mở rộng nhãn hiệu đó cho các sản phẩm mới.
Việc mở rộng nhãn hiệu cho các sản phẩm mới giúp cho các sản phẩm mới được hưởng lợi từ uy tin của nhãn hiệu đó.
Tuy nhiên, việc sử dụng nhãn hiệu mới, cụ thể và thích hợp hơn đối với sản phẩm mới cũng có thể có thuận lợi trong trường hợp:
(i) Công ty hướng sản phẩm mới đó đến một nhóm người tiêu dùng cụ thể
(ii) Tạo ra một hình ảnh cụ thể về sản phẩm mới này.
Một số công ty cũng có thể lựa chọn việc sử dụng một nhãn hiệu mới kết hợp với một nhãn hiệu đã có từ trước.
Ví dụ: Vingroup, Vinmart, Vinhome,….
Lưu ý, bất kỳ chiến lược nào được lựa chọn thì đều phải đảm bảo rằng nhãn hiệu đã được đăng ký cho nhóm sản phẩm, dịch vụ đang và sẽ sử dụng.
Việc sử dụng nhãn hiệu trên Internet làm phát sinh một loạt vấn đề pháp lý gây nhiều tranh cãi. Các giải pháp đưa ra cũng không dễ dàng và thống nhất. Vấn đề ở chỗ, nhãn hiệu có tính lãnh thổ. Tức là các quyền đối với nhãn hiệu chỉ được bảo hộ trong lãnh thổ quốc gia hoặc khu vực mà nhãn hiệu đó được đăng ký. Trong khi sự tiếp cận với Internet lại mang tính toàn cầu. Điều này gây khó khăn khi giải quyết tranh chấp giữa các chủ sở hữu có nhãn hiệu trùng hoặc tương tự ở các nước khác nhau. Luật pháp trong lĩnh vực này đang trong quá trình xây dựng và cách giải quyết có thể khác nhau giữa các quốc gia.
Liên hệ
Contents1. Có thể đăng ký một nhãn hiệu mà không sử dụng nó không?2. Sử dụng nhãn hiệu để quảng cáo như thế nào? 3. Sử dụng cùng một nhãn hiệu cho các sản phẩm khác nhau 4. Sử dụng nhãn hiệu […]
Contents1. Có thể đăng ký một nhãn hiệu mà không sử dụng nó không?2. Sử dụng nhãn hiệu để quảng cáo như thế nào? 3. Sử dụng cùng một nhãn hiệu cho các sản phẩm khác nhau 4. Sử dụng nhãn hiệu […]
Contents1. Có thể đăng ký một nhãn hiệu mà không sử dụng nó không?2. Sử dụng nhãn hiệu để quảng cáo như thế nào? 3. Sử dụng cùng một nhãn hiệu cho các sản phẩm khác nhau 4. Sử dụng nhãn hiệu […]
Contents1. Có thể đăng ký một nhãn hiệu mà không sử dụng nó không?2. Sử dụng nhãn hiệu để quảng cáo như thế nào? 3. Sử dụng cùng một nhãn hiệu cho các sản phẩm khác nhau 4. Sử dụng nhãn hiệu […]
Contents1. Có thể đăng ký một nhãn hiệu mà không sử dụng nó không?2. Sử dụng nhãn hiệu để quảng cáo như thế nào? 3. Sử dụng cùng một nhãn hiệu cho các sản phẩm khác nhau 4. Sử dụng nhãn hiệu […]