Sở hữu trí tuệ khi tham gia thương mại điện tử

Sở hữu trí tuệ bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp đối với chủ sở hữu nhãn hiệu, bản quyền, sáng chế, kiểu dáng tạo tiền đề quan trọng đối với lĩnh vực thương mại điện tử, nơi mà các sản phẩm thương mại về sở hữu trí tuệ được tiếp cận rất dễ dàng. Vậy các vấn đề về sở hữu trí tuệ khi tham gia thương mại điện tử là gì?

1. Thương mại điện tử là gì

Thương mại điện tử, tiếng anh là E-commerce, E-comm hay EC là hoạt động mua bán hàng hóa hay dịch vụ trên các nền tảng internet và mạng máy tính. Hoạt động của thương mại điện tử được vận hành dựa trên một số các công nghệ về chuyển tiền điện tử, quản lý chuỗi cung ứng, Hệ thống xử lý đơn hàng, hệ thống thu thập dữ liệu…

Hiện nay, thương mại điện tử đang phát triển vô cùng nhanh vì những lợi ích mà nó đem lại trong việc tiếp cận nguồn khách hàng, sản phẩm ưu đãi, quá trình giao dịch diễn ra nhanh chóng và thuận tiện. Vậy nên trong thời đại không gian số ngày nay, hầu hết các doanh nghiệp, các cá nhân tham gia kinh doanh đều cố đẩy mạnh phát triển lĩnh vực thương mại điện tử này. Một số hoạt động thương mại điện tử phổ biến như: giao dịch, mua bán, đặt hàng, quảng cáo, giao hàng, tiếp thị sản phẩm….

2. Quan hệ về sở hữu trí tuệ đối với thương mại điện tử

Điểm đặc biệt của hệ thống thương mại điện tử so với các hệ thống thương mại khác là nó thường liên quan đến việc mua, bán sản phẩm và dịch vụ dựa vào quyền sở hữu trí tuệ và li xăng quyền sở hữu trí tuệ. Điển hình mà ta thường thấy có thể là trả phí cho những bản nhạc chuông, tranh ảnh, phần mềm từ các cửa hàng trực tuyến…Tất cả đều được giao dịch thông qua thương mại điện tử và sở hữu trí tuệ chính là yếu tố tạo nên giá trị sản phẩm.

Về tính bảo mật của các sản phẩm được bầy bán trong thương mại điện tử rất quan trọng vì tính chất giá trị cao của nó mà hiện nay các sản phẩm về sở hữu trí tuệ là một trong các đối tượng được nhắm đến rất nhiều. Việc bảo hộ đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ là vô cùng quan trọng để ngăn chặn những hành vi xâm phạm từ bên thứ ba.

Bên cạnh đó, sở hữu trí tuệ còn là tiền đề tạo ra các sản phẩm thương mại điện tử như: Các hệ thống, phần mềm, thiết kế, vi mạch, thiết bị định tuyến, giao diện người dùng, nhãn hiệu…đều là những sản phẩm của trí tuệ là cần được bảo hộ theo quy định của pháp luật

Thương mại điện tử cũng có thể dựa vào hợp đồng li-xăng sở hữu trí tuệ. Sở dĩ như vậy là khi tạo ra một sản phẩm cần có nhiều công đoạn khác nhau và mỗi công đoạn lại có những công nghệ riêng và thậm chí là một vài công đoạn rất khó hoặc không thể thực hiện. Vì thế đối với một số doanh nghiệp họ lựa chọn phương thức thuê một bên khác để tiến hàn hoặc chia sẻ công nghệ đó cho mình thông qua các hợp đồng về li-xăng

Cuối cùng, giá trị của một doanh nghiệp dựa vào thương mại điện tử tồn tại phần lớn dưới hình thức sở hữu trí tuệ. Như vậy có thể nói, để có thể định giá doanh nghiệp thương mại điện tử thì việc doanh nghiệp đó đã tiến hành bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ của họ hay chưa là một yếu tố quyết định, vô cùng quan trọng. Điều này cũng tương tự đối với các doanh nghiệp về công nghệ khi mà tài sản về trí tuệ giá trị hơn rất nhiều so với giá trị vật chất hữu hình, nó có thể thể hiện qua nhãn hiệu, sáng chế, phần mềm, tên miền, cơ sở dữ liệu,…

Image
Sở hữu trí tuệ khi tham gia thương mại điện tử (Nguồn: internet)

3. Các vấn đề sở hữu trí tuệ liên quan đến chọn và đăng ký tên miền

Tên miền hay địa chỉ internet được sử dụng phổ biến để tìm kiếm và truy cập các trang web. Ví dụ tên miền “ipvietnam.gov.vn” được sử dụng để truy cập trang web của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam tại địa chỉ https://ipvietnam.gov.vn/ . Trải qua một thời gian dài sử dụng, tên miển cũng có thể trở thành nhận diện của doanh nghiệp và có trường hợp có thể dẫn đến xung đột với nhãn hiệu. Vì vậy việc lựa chọn tên miền phải chú ý không trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của một doanh nghiệp khác.

Việc lựa chọn tên miền hiện nay là một yếu tố vô cùng quan trọng với doanh nghiệp, có thể ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của mình. Có nhiều sự lựa chọn trong việc lựa chọn tên miền, có thể lựa chọn tên miền được nhận diện trên mạng lưới toàn cầu World Wide Web. Tên miền của doanh nghiệp có thể được đăng ký trong số bất kỳ của mã tên miền cấp cao (TLDs) hoặc lựa chọn các mã tên miền cấp cao chung (gTLDs) như: .com, .org hoặc .info. Doanh nghiệp cũng có thể tiến hành lựa chọn các mã tên miền cấp cap chuyên ngành và có giời hạn nếu doanh nghiệp đó đủ điều kiện chẳng hạn như: .aero cho các doanh nghiệp vận tải và hàng không hoặc .biz cho các doanh nghiệp thương mại. Doanh nghiệp cũng có thể đăng ký tên miền của mình theo mã tên miền cao cấp của quốc gia (ccTLD) chẳng hạn như: .vn cho Việt Nam, .cn cho Trung Quốc, .us cho Mỹ, .ch cho Thụy Sĩ…

Tùy thuộc vào địa điểm đăng ký, doanh nghiệp có thể lựa chọn một tên chung được sử dụng rộng rãi hoặc một tên miền có tính phân biệt cao để người dùng có thể phân biệt và ghi nhớ rằng đó là doanh nghiệp của bạn một cách dễ dàng. Đặc biệt đối với một số quốc gia, tên miền cũng có thể bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu chỉ cần nó đáp ứng được các điều kiện về tính phân biệt.

Doanh nghiệp khi tiến hành lựa chọn tên miền không phải là nhãn hiệu của một cá nhân hay tổ chức khác, đặc biệt đối với nhãn hiệu nổi tiếng vì đây cũng được coi là hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ hay còn gọi là “chiếm dụng tên miền”. Để tránh những rủi ro không đáng có, doanh nghiệp trước khi tiến hành đăng ký tên miền có thể tra cứu cơ sở dữ liệu trên web để xác định việc lựa chọn tên miền của ban có phải là nhãn hiệu đã được đăng ký nhãn hiệu tại một quốc gia khác hay chưa. Doanh nghiệp có thể truy cập cơ sở dữ liệu của Wipo để có thể thực hiện việc tra cứu này

Trường hợp phát hiện một bên thứ ba sử dụng nhãn hiệu của bạn làm tên miền thì có thể tiến hành một thủ tục đơn giản, theo đó một chuyên gia sẽ các định liệu đó có phải hành vi xâm phạm và có phải yêu cầu trả lại tên miền đó hay không. Thông tin về chính sách giải quyết tranh chấp có thể tìm kiếm tại http://arbiter.wipo.int/domains.

4. Bảo hộ đối quyền sở hữu trí tuệ trên không gian mạng

Thời gian một vài năm trở lại đây, ta bắt gặp thường xuyên hơn các vụ việc liên quan đến việc sử dụng trái phép các sản phẩm về sở hữu trí tuệ như các tác phẩm về văn học, âm nhạc, tranh ảnh và địa điểm thường xuyên có thể bắt gặp những hành vi vi phạm này là trên internet. Vì vậy, không gian mạng là nơi rất dễ bị xâm phạm đối với các sản phẩm về sở hữu trí tuệ, việc bảo hộ là điều vô vùng cần thiết, đối với cả thiết kế trang web

Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên internet có thể được thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau. Việc đăng ký bảo hộ bản quyền sở hữu trí tuệ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận về quyền sở hữu là việc làm đầu tiên cần tiến hành. Tuy nhiên, không gian mạng là một nơi phức tạp với nhiều thành phần khác nhau, việc tư bảo vệ các sản phẩm của mình cũng là điều mà ta phải chú ý, luôn là xác định rõ các lưu ý của ban qua một thông báo hay một hướng dẫn về quyền sở hữu rằng những tác phẩm này, người xem được phép và không được phép làm gì với chúng. Chẳng hạn như người xem được phép tải xuống hoặc người xem không được phép phát tán hoặc tải xuống nội dung. Bên cạnh đó, có thể xây dựng các chương trình đảm bảo nhưng yêu cầu đặt ra đối với bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Một số các phương áp được áp dụng phổ hiến hiện nay là áp dụng các công cụ kỹ thuận để bảo vệ nội dung trên internet như tạo hình mờ (Watermarking), mã hóa (encrypting) hoặc tạo ra các chỉ dẫn và theo dõi. Việc bảo vệ quyền sở hữu trên không gian mạng cũng có thể được thực hiện qua các hệ thống quản lý để kiểm soát việc sử dụng nội dung.

Trên đây là một số vấn đề về sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử để tham khảo khi doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh, đặt tên miền và bảo hộ sở hữu trí tuệ trên không gian mạng

5/5 - (1 bình chọn)
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Đăng ký nhãn hiệu cho quần áo

    Đăng ký nhãn hiệu cho quần áo

    Contents1. Thương mại điện tử là gì2. Quan hệ về sở hữu trí tuệ đối với thương mại điện tử3. Các vấn đề sở hữu trí tuệ liên quan đến chọn và đăng ký tên miền4. Bảo hộ đối quyền […]

    Đăng ký bản quyền website ở Hà Nội

    Đăng ký bản quyền website ở Hà Nội

    Contents1. Thương mại điện tử là gì2. Quan hệ về sở hữu trí tuệ đối với thương mại điện tử3. Các vấn đề sở hữu trí tuệ liên quan đến chọn và đăng ký tên miền4. Bảo hộ đối quyền […]

    Đăng ký bản quyền cho tác phẩm âm nhạc ở Hà Nội

    Đăng ký bản quyền cho tác phẩm âm nhạc ở Hà Nội

    Contents1. Thương mại điện tử là gì2. Quan hệ về sở hữu trí tuệ đối với thương mại điện tử3. Các vấn đề sở hữu trí tuệ liên quan đến chọn và đăng ký tên miền4. Bảo hộ đối quyền […]

    Đăng ký nhãn hiệu cho nông sản Việt Nam – Để nông sản Việt vươn mình ra thế giới

    Đăng ký nhãn hiệu cho nông sản Việt Nam – Để nông sản Việt vươn mình ra thế giới

    Contents1. Thương mại điện tử là gì2. Quan hệ về sở hữu trí tuệ đối với thương mại điện tử3. Các vấn đề sở hữu trí tuệ liên quan đến chọn và đăng ký tên miền4. Bảo hộ đối quyền […]

    Những yếu tố quyết định trong cuộc chiến thương hiệu

    Những yếu tố quyết định trong cuộc chiến thương hiệu

    Contents1. Thương mại điện tử là gì2. Quan hệ về sở hữu trí tuệ đối với thương mại điện tử3. Các vấn đề sở hữu trí tuệ liên quan đến chọn và đăng ký tên miền4. Bảo hộ đối quyền […]

    Facebook của chúng tôi