Sự khác nhau giữa chuyển nhượng và chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

Chuyển nhượng và chuyển giao quyền SHCN trong luật Sở hữu công nghiệp là 2 khái niệm khác nhau. Tuy nhiên nhiều người thường xuyên nhầm lần lẫn giữa 2 khái niệm đó. Với bài viết này, ASLaw sẽ giúp bạn đọc phân biệt thế nào là chuyển nhượng và chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.

Tiêu chí Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp Chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
Khái niệm là chủ sở hữu nhãn hiệu nhượng lại quyền sở hữu cho tổ chức/cá nhân khác. Chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN hay chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình
Chủ thể Bên chuyển nhượng phải là chủ sở hữu đối tượng chủ sở hữu công nghiệp Bên chuyển giao có thể là chủ sở hữu, hoặc bên nhận chuyển giao được chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép.
Đối tượng Quyền sở hữu Quyền sử dụng
Bản chất – Hình thức mua bán: Bên chuyển nhượng (bên bán) nhượng quyền sở hữu đối tượng SHCN sang cho bên tiếp nhận quyền (bên mua)

– Bên chuyển nhượng sẽ chấm dứt quyền sở hữu đối với đối tượng SHCN và xác lập quyền sở hữu cho bên tiếp nhận quyền.

– Hình thức chuyển giao quyền sử dụng (Li – xăng):

+ Bên chuyển giao vẫn có quyền sở hữu đối tượng SHCN.

+ Bên nhận chuyển giao không có quyền SHCN mà chỉ được phép sử dụng trong phạm vi chủ SHCN cho phép.

Hợp đồng – Việc chuyển nhượng phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (hợp đồng chuyển nhượng SHCN)

– Phân loại hợp đồng: chỉ có 01 loại hợp đồng chuyển nhượng SHCN duy nhất

– Nội dung của hợp đồng:

+ Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng; 

+ Căn cứ chuyển nhượng; 

+ Giá chuyển nhượng; 

+Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng

– Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (hợp đồng sử dụng đối tượng SHCN)

– Phân loại hợp đồng: 03 loại

+ Hợp đồng độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao; bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng đối tượng SHCN; bên chuyển quyền không được ký hợp đồng sử dụng với bất kỳ bên thứ ba nào; và chỉ được sử dụng đối tượng SHCN đó nếu được phép của bên được chuyển quyền; 

+ Hợp đồng không độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao quyền sử dụng; bên chuyển quyền vẫn có quyền sử dụng đối tượng SHCN quyền ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng SHCN không độc quyền với người khác.

+ Hợp đồng sử dụng đối tượng SHCN thứ cấp là hợp đồng mà bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sử dụng.

– Nội dung:

+ Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền

+ Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng; + Dạng hợp đồng;

+ Phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ; 

+ Thời hạn hợp đồng; 

+ Giá chuyển giao quyền sử dụng

Hiệu lực Hợp đồng chuyển nhượng quyền SHCN chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại Cục SHCN. – Hợp đồng sử dụng đối tượng SHCN có hiệu lực theo thoả thuận giữa các bên, nhưng chỉ có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

– Hợp đồng sử dụng đối tượng SHCN mặc nhiên bị chấm dứt hiệu lực nếu quyền SHCN của bên giao bị chấm dứt.

Các trường hợp hạn chế – Chủ sở hữu quyền SHCN chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ. 

– Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng.

– Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, tên thương mại không được chuyển giao. 

– Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức/cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó

việc chuyển nhượng/chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp – Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó. 

– Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính; nguồn gốc của hàng hoá; dịch vụ mang nhãn hiệu. 

– Quyền đối với nhãn hiệu được chuyển nhượng cho tổ chức/ cá nhân đáp ứng đủ điều kiện khi đăng ký.

– Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó. 

– Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính; nguồn gốc của hàng hoá; dịch vụ mang nhãn hiệu. 

– Quyền đối với nhãn hiệu được chuyển nhượng cho tổ chức/ cá nhân đáp ứng đủ điều kiện đăng ký.

5/5 - (22 bình chọn)
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Đăng ký nhãn hiệu trên Amazon như thế nào trong năm 2023?

    Đăng ký nhãn hiệu trên Amazon như thế nào trong năm 2023?

    Đăng ký nhãn hiệu trên Amazon là cách hiệu quả nhất ngăn chặn hành vi giả mạo cũng như hàng giả trên thị trường. Các doanh nghiệp – dù lớn hay nhỏ đều cần quan tâm đến tầm quan trọng […]

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa – Xu hướng 2023

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa – Xu hướng 2023

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là một trong những hoạt động quan trọng nhất để khẳng định, xác lập quyền sở hữu các sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp. Với số lượng doanh nghiệp trên thị trường ngày càng […]

    Đăng ký nhãn hiệu cho quần áo

    Đăng ký nhãn hiệu cho quần áo

    Đăng ký nhãn hiệu cho quần áo là dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tương đối phổ biến tại Việt Nam và thế giới do sản phẩm quần áo, thời trang là mặt hàng thu lợi lớn, phổ biến với […]

    Nhãn hiệu: Nên “Sợ mất hơn lo được”

    Nhãn hiệu: Nên “Sợ mất hơn lo được”

    Tính ra, Việt Nam là một quốc gia yên bình trên thế giới. Trong bài viết sau, ASLAW sẽ đưa ra một góc nhìn mới về nhãn hiệu tại Việt Nam: “Sợ mất hơn lo được” Người ta thích tới […]

    Đăng ký nhãn hiệu cho nông sản Việt Nam – Để nông sản Việt vươn mình ra thế giới

    Đăng ký nhãn hiệu cho nông sản Việt Nam – Để nông sản Việt vươn mình ra thế giới

    Sau đây, ASLAW xin giới thiệu toàn bộ quy trình đăng ký nhãn hiệu cho nông sản Việt Nam: Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nông sản Việt Nam được đánh giá cao về chất lượng và sự đa […]

    Facebook của chúng tôi