Tên miền xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu khi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được bảo hộ. Tên miền quốc gia Việt Nam . vn được đăng ký và cấp theo nguyên tắc “đăng ký trước, được xét cấp trước”. Hàng tháng có hơn 8000 tên miền được đăng ký, do vậy các tranh chấp về tên miền với nhãn hiệu là điều không thể tránh khỏi.
Có thể nhận thấy, tên miền được đăng ký mang tính duy nhất trong khi các đối tượng sở hữu trí tuệ lại đa dạng và hay trùng lặp giữa các quốc gia, nền kinh tế hoặc vùng lãnh thổ là khởi nguồn của các vụ tranh chấp tên miền trên Internet. Tranh chấp tên miền xảy ra trong trường hợp một chủ thể tiến hành đăng ký tên miền và phát hiện thấy tên miền này đã được sử dụng bởi một chủ thể khác. Do vậy, khi xảy ra tranh chấp tên miền liên quan đến tên nhãn hiệu, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có thể áp dụng các biện pháp phù hợp theo quy định pháp luật để bảo vệ thương hiệu mà mình đã tạo ra.
Hiện nay, văn bản pháp lý Việt Nam có hai hình thức quy định xử lý thuộc về lĩnh vực quản lý của hai Bộ (Bộ TT&TT, Bộ Khoa học Công nghệ) đối với cùng một vấn đề liên quan tới tên miền trùng hoặc giống tới mức nhầm lẫn với tên thương hiệu.
Việc đăng ký tên miền được thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt (first come, first server). Thông lệ chung quốc tế hiện được áp dụng cho cả tên miền quốc tế lẫn tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”. Tên miền “.vn” không nằm trong đối tượng điều chỉnh của Luật SHTT, quy định này được thể hiện xuyên suốt từ Luật Công nghệ thông tin, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP. Điều này hoàn toàn phù hợp với thông lệ chung của quốc tế, thương hiệu và tên miền là hai đối tượng độc lập, do đó các vấn đề tranh chấp tên miền phải giải quyết bằng thương lượng hòa giải, giải quyết thông qua Trọng tài hoặc khởi kiện tại Tòa án.
“Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.”
Căn cứ theo quy định trên, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có thể xác định hành vi xâm phạm của các chủ thể khác đối với nhãn hiệu của mình.
Liên hệ
ContentsXung đột giữa tên miền và nhãn hiệu:Cách thức xử lý tên miền xâm phạm:Tên miền xâm phạm theo quy định tại Điều 130 Luật SHTT sửa đổi 2009: Trong thị trường cạnh tranh ngày nay, nhãn hiệu là yếu […]
ContentsXung đột giữa tên miền và nhãn hiệu:Cách thức xử lý tên miền xâm phạm:Tên miền xâm phạm theo quy định tại Điều 130 Luật SHTT sửa đổi 2009: Theo các quy định về việc đăng ký nhãn hiệu, một […]
ContentsXung đột giữa tên miền và nhãn hiệu:Cách thức xử lý tên miền xâm phạm:Tên miền xâm phạm theo quy định tại Điều 130 Luật SHTT sửa đổi 2009: Trong môi trường kinh doanh hiện đại, việc chuyển nhượng nhãn […]
ContentsXung đột giữa tên miền và nhãn hiệu:Cách thức xử lý tên miền xâm phạm:Tên miền xâm phạm theo quy định tại Điều 130 Luật SHTT sửa đổi 2009: Trong bối cảnh kinh doanh hiện đại, nhãn hiệu không chỉ […]
ContentsXung đột giữa tên miền và nhãn hiệu:Cách thức xử lý tên miền xâm phạm:Tên miền xâm phạm theo quy định tại Điều 130 Luật SHTT sửa đổi 2009: Theo các quy định về nhãn hiệu, có một số dấu […]