Hiện nay, Myanmar vẫn chưa ban hành luật về nhãn hiệu cụ thể của riêng mình. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là quốc gia này không có luật liên quan đến nhãn hiệu. Các nhãn hiệu và quy trình đăng ký nhãn hiệu được quy định trong một số đạo luật như Bộ luật Hình sự năm 1860, Luật Doanh nghiệp tư nhân; Luật hình thức và cũng là quan trọng nhất là Luật Đăng ký điều chỉnh thủ tục và yêu cầu đăng ký tất cả tài sản, bao gồm cả nhãn hiệu. Dựa trên quy định của những đạo luật này, bài viết sau đây sẽ chỉ ra cho bạn quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Myanmar.
Việc đăng ký nhãn hiệu tại Myanmar trung bình được thực hiện trong khoảng 02-03 tháng với các thủ tục sau:
Người nộp đơn cần ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tại Myanmar. Giấy ủy quyền cần được công chứng viên chứng nhận. Đồng thời, giấy này cần được hợp pháp hóa tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Myanmar tại quốc gia của người nộp đơn. Nếu không được, việc hợp pháp hóa tại Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Myanmar tại quốc gia khác cũng sẽ được chấp nhận.
Tuyên bố này được thực hiện bởi người đại diện hợp pháp được chứng nhận bởi công chứng viên (Nên là cùng công chứng viên đã công chứng giấy ủy quyền).
Để nộp đơn đăng ký tại Myanmar, người nộp đơn cần có chuẩn bị các giấy tờ sau:
+Giấy ủy quyền
+ Tuyên bố quyền sở hữu
+ Một mẫu nhãn hiệu dưới dạng .JPG với độ phân giải ít nhất 300DPI.
+ Danh mục hàng hóa/dịch vụ đã được phân loại theo bảng phân loại quốc tế mà nhãn hiệu đăng kí cho.
Thông báo này sẽ được đăng trên báo địa phương sau khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Mục đích của thông báo này là để công bố cho những người khác biết về việc đăng ký và yêu cầu quyền sở hữu. Điều này cũng giúp chống lại các hành vi xâm phạm có thể xảy ra. Đây là điều cần thiết bởi Văn phòng đăng ký không cho phép việc tìm kiếm nhãn hiệu bởi bên thứ ba. Vì vậy, việc đăng công báo là cách duy nhất giúp người dân biết về quyền sở hữu một nhãn hiệu của người khác. Tuy nhiên, đây không phải là thủ tục bắt buộc đối với người nộp đơn.
Myanmar là một trong những nước đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á . Với bước tiến ổn định trong những năm qua, quốc gia này đã thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Các quy định về Luật Nhãn hiệu ở Myanmar còn rải rác ở nhiều bộ luật khác nhau. Trong khi đó, Luật chính thức vẫn chưa được thông qua. Do đó, khi các doanh nghiệp tiến vào thị trường này cần tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật để tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
Liên hệ
Contents1.Giai đoạn 1: Làm giấy ủy quyền.2. Giai đoạn 2: Tuyên bố quyền sở hữu (DOT)3. Giai đoạn 3: Nộp đơn đăng ký4.Giai đoạn 4: Công bố nhãn hiệu.5. Kết luận Việc đăng ký nhãn hiệu là một yếu tố […]
Contents1.Giai đoạn 1: Làm giấy ủy quyền.2. Giai đoạn 2: Tuyên bố quyền sở hữu (DOT)3. Giai đoạn 3: Nộp đơn đăng ký4.Giai đoạn 4: Công bố nhãn hiệu.5. Kết luận Bảo hộ thương hiệu tại Nhật Bản – Là […]
Contents1.Giai đoạn 1: Làm giấy ủy quyền.2. Giai đoạn 2: Tuyên bố quyền sở hữu (DOT)3. Giai đoạn 3: Nộp đơn đăng ký4.Giai đoạn 4: Công bố nhãn hiệu.5. Kết luận Để được đăng ký nhãn hiệu theo thỏa ước […]
Contents1.Giai đoạn 1: Làm giấy ủy quyền.2. Giai đoạn 2: Tuyên bố quyền sở hữu (DOT)3. Giai đoạn 3: Nộp đơn đăng ký4.Giai đoạn 4: Công bố nhãn hiệu.5. Kết luận Trong đơn đăng ký nhãn hiệu theo nghị định […]
Contents1.Giai đoạn 1: Làm giấy ủy quyền.2. Giai đoạn 2: Tuyên bố quyền sở hữu (DOT)3. Giai đoạn 3: Nộp đơn đăng ký4.Giai đoạn 4: Công bố nhãn hiệu.5. Kết luận Đăng ký thương hiệu tại Trung Quốc – là […]