Thủ tục Đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Thoả ước Madrid hoặc Nghị định thư Madrid có chỉ định Việt Nam

Thủ tục Đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Thoả ước Madrid hoặc Nghị định thư Madrid có chỉ định Việt Nam. Hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu quốc tế

Đăng ký nhãn hiệu theo Thỏa ước Madrid. Theo quy định thì mọi cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác của Việt Nam là chủ sở hữu các nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam đều có quyền nộp Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Thoả ước Madrid.

Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu phải được làm bằng tiếng Pháp và phải kèm theo mẫu nhãn hiệu. Trong Đơn cần chỉ rõ các nước thành viên Thoả ước Madrid mà người nộp đơn muốn nhãn hiệu được bảo hộ. Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu được nộp cho Văn phòng quốc tế thông qua Cục Sở hữu trí tuệ.

thu-tuc-dang-ky-quoc-te-nhan-hieu-theo-thoa-uoc-madrid-hoac-nghi-dinh-thu-madrid-co-chi-dinh-viet-nam

Chi tiết liên hệ 0914195266

Ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được Đơn sẽ được coi là ngày nhận Đơn tại Văn phòng quốc tế nếu Văn phòng quốc tế nhận được Đơn trong vòng 2 tháng kể từ ngày đó. Sau khi Đơn được nộp cho Văn phòng quốc tế, mọi giao dịch giữa người nộp đơn và Văn phòng quốc tế đều phải thông qua Cục Sở hữu trí tuệ kể cả việc sửa đổi tài liệu, hạn chế danh mục sản phẩm, chuyển giao quyền đã đăng ký.

Thủ tục xét nghiệm đơn đăng ký theo Thoả ước Madrid được tiến hành độc lập tại mỗi nước thành viên, việc từ chối bảo hộ của một nước thành viên không làm ảnh hưởng đến hiệu lực bảo hộ ở các nước còn lại.

Chi tiết liên hệ  banquyenlogo@gmail.com

Ví dụ, nếu đăng ký theo Thoả ước Madrid, nhãn hiệu hàng hoá chỉ bị từ chối ở Pháp thì Đăng ký quốc tế vẫn có hiệu lực bảo hộ ở các nước còn lại. Nhãn hiệu đăng ký quốc tế có hiệu lực bảo hộ giống như nhãn hiệu được đăng ký trực tiếp tại từng Quốc gia thành viên. Thông thường, trong vòng 12 tháng kể từ khi đơn được nộp hợp lệ, nhãn hiệu đăng ký sẽ được chấp nhận bảo hộ ở nước chỉ định trong đơn

HƯỚNG DẪN THỦ TỤC

a. Trình tự thực hiện:

– Tiếp nhận đơn: Sau khi nhận được thông báo của Văn phòng quốc tế về đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế có chỉ định Việt Nam, Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành thẩm định nội dung đơn theo thủ tục áp dụng đối với đơn đăng ký nhãn hiệu nộp trực tiếp cho Cục Sở hữu trí tuệ

– Thẩm định nội dung đơn: Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ.

– Ra quyết định chấp nhận/từ chối bảo hộ nhãn hiệu đăng ký quốc tế:

+ Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo từ chối đơn cho Văn phòng quốc tế (nêu rõ lý do và nội dung từ chối);

+ Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Quyết định chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu đăng ký quốc tế, công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu.

b. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ: Người nộp đơn không phải nộp hồ sơ cho Cục Sở hữu trí tuệ.

d. Thời hạn giải quyết:

– Thời hạn kết luận về khả năng bảo hộ của nhãn hiệu: 12 tháng;

– Công bố Quyết định: 01 tháng từ ngày ra Quyết định.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Sở hữu trí tuệ.

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định chấp nhận/từ chối chấp nhận bảo hộ đăng ký nhãn hiệu quốc tế.

h. Lệ phí: Do Văn phòng quốc tế thu.

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

– Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu:

+ Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh hoặc kết hợp các yếu tố đó;

+ Có khả năng phân biệt với nhãn hiệu hàng hoá cùng loại của chủ thể khác.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu năm 1891, được sửa đổi năm 1979;

– Nghị định thư Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu năm 1989;

– Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005;

– Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

–  Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;

– Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.

Liên hệ đăng ký nhãn hiệu quốc tế

Tel: 0972 817 669

Email: thich.do@sblaw.vn

Rate this post
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Amazon Brand Registry: Quy trình Đăng Ký Thương Hiệu cho Sản Phẩm

    Amazon Brand Registry: Quy trình Đăng Ký Thương Hiệu cho Sản Phẩm

    Để tham gia Amazon Brand Registry, thương hiệu của bạn cần phải sở hữu một nhãn hiệu đã được đăng ký và đang hoạt động trong mỗi quốc gia mà bạn muốn đăng ký, hoặc bạn có thể đang chờ […]

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Brunei

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Brunei

    Được biết đến như một trong những quốc gia thịnh vượng nhất khu vực châu Á với nguồn tài nguyên dầu khí giàu có, Brunei được xem là một trong những quốc gia phát triển trên thế giới. Cùng với […]

    Những lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu tại Campuchia

    Những lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu tại Campuchia

    Ngày nay, khi mà nền kinh tế của một đất nước cũng như cả thế giới đang phát triển với tốc độ nhanh chóng thì các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cũng ngày một đa dạng, phong phú về […]

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản

    Đơn đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản trải qua quá trình thẩm định kéo dài giống như ở Việt Nam. Các thủ tục để tiến hành các nộp đơn đăng ký tại Nhật Bản được thực hiện theo các […]

    Đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản

    Đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản

    Nhật Bản là một quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực khoa học và công nghệ và là một quốc gia kinh tế đang phát triển ở Đông Nam Á. Do đó, số lượng doanh nghiệp thực hiện các hoạt […]

    Facebook của chúng tôi