Quyền tác giả là quyền của tổ chức; cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Những cá nhân/tổ chức khai thác quyền tác giả mà không xin phép; không trả thù lao; làm ảnh hưởng đến đối tượng của quyền tác giả là những người vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Thời gian gần đây; những vụ việc liên quan đến sở hữu trí tuệ đặc biệt là quyền tác giả là những vấn đề nổi cộm; gây bức xúc trong dư luận; ảnh hưởng đến sự phát triển của nên kinh tế.
Có thể kể đến vụ việc giữa nhạc sĩ Trương Minh Nhật với ca nhạc sĩ Quách Beem và Lý Hải Production về tác phẩm “Gánh Mẹ”; tranh chấp ban quyền giữa họa sĩ Lê Linh và công ty Phan Thị về hình ảnh các nhân vật trong tác phẩm “Thần đồng đất Việt” hoặc tranh chấp giữa các họa sĩ và nhà in về vấn đề in tranh lên áo dài…
Đó là một số vụ việc nổi lên do các bên tranh chấp có sức ảnh hưởng; hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật. Còn rất nhiều những tranh chấp liên quan đến bản quyền tác gải giữa các công ty; giữa nhân viên trong công ty và công ty không được công khai trên mặt báo… Tuy không công khai nhưng việc vi phạm quyền tác giả vấn ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh; danh tiếng của tác giả; công ty… Để hạn chế các hành vi vi phạm quyền tác giả thì mọi người cần biết như thế nào là vi phạm quyền tác giả; hành vi vi như thế nào thì bị coi là vi phạm quyền tác giả và hiện nay có những hành vi vi phạm phổ biến nào?
Theo quy định pháp luật sở hữu trí tuệ; vi phạm quyền tác giả là những hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với sản phẩm trí tuệ. Những hành vi sau đây được coi là hành vi vi phạm quyền tác giả:
Quyền tác giả bao gồm rất nhiều quyền và mỗi cá nhân/tổ chức thực hiện hành vi vi phạm quyền tác giả khác nhau tuy nhiên căn cứ vào tình hình thực tế; căn cứ vào bản chất của sản phẩm trí tuệ có thể kể đến 3 trường hợp vi phạm quyền tác gải phổ biến hiện nay như:
Hành vi sao chép tác phẩm mà không được sự đồng ý của tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả; trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ 2009 bị coi là vi phạm quyền tác giả. Hành vi sao chép tác phẩm sẽ chịu trách nhiệm dân sự; trách nhiệm hành chính hoặc nặng nhất là trách nhiệm hình sự. Theo đó mức phạt hành chính như sau:
“Điều 8. Hành vi vận chuyển; tàng trữ hàng hóa sao chép lậu
1; Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển hàng hóa được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả; quyền liên quan.
2;Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ hàng hóa được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả; quyền liên quan.
3; Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”
Đối với trách nhiệm hình sự; cá nhân vi phạm có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm; pháp nhân vi phạm có thể phạt tiền lên đến 1 tỷ đồng và đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm.
Sửa chữa; cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm
Hành vi sửa chữa; cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả đều vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2009.
Điều 10 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định biện pháp xử phạt hành chính với hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả; theo đó:
“Điều 10. Hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa; cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
a) Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
b) Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử; trên môi trường Internetvà kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”
Hành vi xâm phạm quyền tác giả về phân phối tác phẩm đến công chúng
Hành vi Nhân bản; sản xuất bản sao; phân phối; trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu đều vi phạm quyền tác giả theo khoản 10 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
Quyền phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện bằng bất kỳ hình thức; phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được để bán; cho thuê hoặc các hình thức chuyển nhượng khác bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.
Khoản 1 Điều 15 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định mức phạt tiền từ 10 – 30 triệu đồng đối với hành vi phân phối tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
Khoản 1 Điều 15 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định mức phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
Chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả; chủ sở hữu của tác giả nên tiến hành đăng ký bản quyền tác phẩm càng sớm càng tốt.
Tư vấn tới khách hàng những vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ
Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị hồ sơ; tài liệu thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký bản quyền
Theo dõi; sửa đổi hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền
Tư vấn các vấn đề liên quan như chuyển nhượng; tranh chấp sở hữu trí tuệ; chuyển giao…
Liên hệ
ContentsTổng quan về tình hình vi phạm quyền tác giảVi phạm quyền tác giảBa trường hợp vi phạm quyền tác giả hiện naySao chép tác phẩm mà không được sự đồng ý của tác giảBiện pháp khắc phục hậu quả:Dịch […]
ContentsTổng quan về tình hình vi phạm quyền tác giảVi phạm quyền tác giảBa trường hợp vi phạm quyền tác giả hiện naySao chép tác phẩm mà không được sự đồng ý của tác giảBiện pháp khắc phục hậu quả:Dịch […]
ContentsTổng quan về tình hình vi phạm quyền tác giảVi phạm quyền tác giảBa trường hợp vi phạm quyền tác giả hiện naySao chép tác phẩm mà không được sự đồng ý của tác giảBiện pháp khắc phục hậu quả:Dịch […]
ContentsTổng quan về tình hình vi phạm quyền tác giảVi phạm quyền tác giảBa trường hợp vi phạm quyền tác giả hiện naySao chép tác phẩm mà không được sự đồng ý của tác giảBiện pháp khắc phục hậu quả:Dịch […]
ContentsTổng quan về tình hình vi phạm quyền tác giảVi phạm quyền tác giảBa trường hợp vi phạm quyền tác giả hiện naySao chép tác phẩm mà không được sự đồng ý của tác giảBiện pháp khắc phục hậu quả:Dịch […]