Trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, bạn cần chắc chắn rằng nhãn hiệu của mình không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác đã được đăng ký. Để chắc chắn rằng nhãn hiệu của mình có khả năng được bảo hộ, bạn cần thực hiện việc tra cứu nhãn hiệu một cách chính xác.
Đầu tiên, việc tra cứu sẽ giúp bạn xác định được:
– nhãn hiệu (phần chữ và phần hình) của mình có bị trùng lặp, tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác đã được đăng ký trước đó hay không;
– nhóm sản phẩm và dịch vụ đăng ký có tương tự với nhóm dịch vụ của nhãn hiệu đó hay không.
Thông thường, việc tra cứu chỉ dừng lại ở quốc gia mà bạn muốn đăng ký bảo hộ. Tuy nhiên, bạn nên mở rộng phạm vi tra cứu của mình đến cả những nước có tiềm năng xuất khẩu mà công ty bạn đang nhắm đến. Như vậy có thể tránh được nguy cơ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của người khác sau này (trong trường hợp nhãn hiệu của bạn trùng lặp hoặc tương tự với nhãn hiệu ở nước đó).
Việc tra cứu còn yêu cầu cả nhóm sản phẩm dịch vụ. Bạn cần phải làm quen với 45 nhóm sản phẩm dịch vụ khác nhau để xác dịnh được sản phẩm, dịch vụ của mình là rơi vào những nhóm nào.
Bởi khi so sánh với đối chứng, như đã nói ở trên, là không chỉ so sánh nhãn hiệu chữ và hình.
Bạn có thể xem cách phân loại nhãn hiệu theo hệ thống phân loại nhãn hiệu quốc tế tại www.wipo.int/classifications/en/nice/about.
Việc tra cứu hoàn toàn có thể tự thực hiện và đánh giá. Tuy nhiên, thế nào là “tương tự đến mức gây nhầm lẫn”, thế nào là trùng lặp, cách tra cứu ra sao cho chính xác và cho ra những đối chứng đáng tin cậy nhất…? Điều đó cần phải hiểu rõ về pháp luật và có kinh nghiệm đối với việc đánh giá mới có thể đưa ra câu trả lời chính xác.
Vậy nên, để tra cứu một cách chính xác nhất bạn nên thông qua một đại diện sở hữu công nghiệp nào đó. Sự tư vấn và hướng dẫn của một đại diện chuyên nghiệp đã quen với hoạt động của cơ quan nhãn hiệu và các quyết định của toà án là cực kỳ hữu ích.
– Cung cấp cho khách hàng hướng tư vấn phù hợp với ngân sách
– Áp dụng công nghệ trong việc quản lý hồ sơ, dữ liệu đơn đăng ký nhãn hiệu, giấy chứng nhận độc quyền đăng ký nhãn hiệu
– Nhãn hiệu của khách hàng sẽ được theo dõi, quản lý bởi các luật sư, chuyên gia tư vấn về nhãn hiệu gồm: nhân viên phụ trách trực tiếp, trưởng bộ phận và giám đốc phụ trách mảng Sở hữu trí tuệ. Điều này đảm bảo đầu việc liên quan đên nhãn hiệu của Khách hàng được xử lý đúng tiến độ.
– Chỉ với 01 yêu cầu của Khách hàng, ASL LAW có thể giúp bạn tra cứu nhãn hiệu bị trung hay không, đại diện cho khách hàng đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ nhãn hiệu tại nhiều nước trên thế giới.
Liên hệ
ContentsTra cứu nhãn hiệuPhạm vi tra cứuNhóm nhãn hiệuSử dụng dịch vụ tra cứuLý do chọn ASL LAW Nguyên tắc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đầu tiên được sử dụng để giải quyết các vấn đề còn hạn chế […]
ContentsTra cứu nhãn hiệuPhạm vi tra cứuNhóm nhãn hiệuSử dụng dịch vụ tra cứuLý do chọn ASL LAW Thương mại điện tử (TMĐT) ngày càng trở nên phổ biến, dẫn đến nhu cầu bảo vệ nhãn hiệu trong môi trường […]
ContentsTra cứu nhãn hiệuPhạm vi tra cứuNhóm nhãn hiệuSử dụng dịch vụ tra cứuLý do chọn ASL LAW Trong ngành công nghiệp thời trang đầy cạnh tranh, việc đăng ký nhãn hiệu là một bước quan trọng để bảo vệ […]
ContentsTra cứu nhãn hiệuPhạm vi tra cứuNhóm nhãn hiệuSử dụng dịch vụ tra cứuLý do chọn ASL LAW Để tham gia Amazon Brand Registry, thương hiệu của bạn cần phải sở hữu một nhãn hiệu đã được đăng ký và […]
ContentsTra cứu nhãn hiệuPhạm vi tra cứuNhóm nhãn hiệuSử dụng dịch vụ tra cứuLý do chọn ASL LAW Được biết đến như một trong những quốc gia thịnh vượng nhất khu vực châu Á với nguồn tài nguyên dầu khí […]