Cơ sở từ chối bảo hộ là nhãn hiệu đã chấm dứt hiệu lực

CƠ SỞ TỪ CHỐI BẢO HỘ LÀ NHÃN HIỆU ĐÃ CHẤM DỨT HIỆU LỰC

            Hai điều kiện bảo hộ của nhãn hiệu là: khả năng nhìn thấy được và khả năng phân biệt Khoản 2 Điều 74 Luật SHTT quy định các trường hợp không có khả năng phân biệt. Điểm h khoản này quy định về trường hợp từ chối do trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã chấm dứt hiệu lực chưa quá 05 năm.

  1. Mục đích lập pháp của cơ sở từ chối này

           Nhãn hiệu đã hết hiệu lực chưa quá 05 năm được dùng làm đối chứng bởi lý do sau. Sau khi một nhãn hiệu chấm dứt hiệu lực, các sản phẩm mang nhãn hiệu đó thường không lập tức rút khỏi thị trường. Nên việc chấp nhận bảo hộ một nhãn hiệu mới trùng hoặc tương tự có thể sẽ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Vì lợi ích của người tiêu dùng, một thời hạn 05 đã được thiết lập. Mục đích của thời hạn này là tránh sự tồn tại  trên thị trường của hai sản phẩm mang nhãn hiệu giống nhau nhưng lại của hai nhà sản xuất khác nhau.

            Quy định tương tự có thể tìm thấy trong pháp luật của các quốc gia khác trên thế giới. Ví dụ, Điều 50 Luật Nhãn hiệu Trung Quốc quy định về cơ sở từ chối tương tự như sau. Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày một nhãn hiệu bị hủy hiệu lực hoặc hết hạn bảo hộ, cơ quan có thẩm quyền phải từ chối bảo hộ cho nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn.

  1. Cách áp dụng cơ sở từ chối này

2.1. Về  thời điểm bắt đầu của thời hạn 05 năm

Thời hạn này có thể bắt đầu từ các thời điểm:

  • Thời điểm mà thời hạn bảo hộ chấm dứt và không được gia hạn;
  • Thời điểm cơ quan có thẩm quyền nhận quyết định chấm dứt hiệu lực dựa trên các cơ sở:

– Tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu của chủ văn bằng;

– Yêu cầu chấm dứt hiệu lực của các tổ chức, cá nhân do:

+ Chủ văn bằng không còn tồn tại và không có người thừa kế hợp pháp;

+  Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;

+  Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu chứng nhận vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;

+ Các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm đó.

           Lưu ý: Không áp dụng quy định này với trường hợp chấm dứt hiệu lực  không sử dụng. Bởi khi đó, mục đích lập pháp của quy định này đã được thỏa mãn.

            2.2. Về mối quan hệ với đơn đăng ký nhãn hiệu mới

Quy định chưa được hướng dẫn cụ thể và có thể hiểu theo hai cách:

  • Một là, nếu có ngày nộp đơn trong thời hạn 05 năm trên, nhưng được thẩm định nội dung sau khi thời hạn 05 năm đó đã chấm dứt, thì sẽ được chấp nhận.
  • Hai là, nếu đơn đăng ký mới có ngày nộp đơn nằm trong thời hạn 05 năm trên thì sẽ bị từ chối. Bất kể thời điểm thẩm định nội dung.

            Theo thực tiễn áp dụng hiện nay, nếu đơn đăng ký nhãn hiệu mới có ngày nộp đơn (cách thứ hai) nằm trong thời hạn 05 năm nói trên thì đơn đăng ký sẽ bị từ chối.

            Còn Điều 50 Luật Nhãn hiệu Trung quốc lại được hiểu và áp dụng theo cách một. Đó là căn cứ theo thời điểm ra quyết định về kết quả thẩm định nội dung (cách thứ nhất). Nhưng Luật này chỉ quy định thời hạn phải có kết quả thẩm định. Chứ không quy định cụ thể ngày phải ra quyết định thẩm định. Nên việc áp dụng Điều 50 phụ thuộc nhiều vào tiến độ xử lý đơn.

            Tóm lại, nếu một đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp trong thời hạn 05 năm kể từ ngày một nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn chấm dứt hiệu lực, thì sẽ bị từ chối.

 

Rate this post
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Chi phí và thời gian đăng ký nhãn hiệu mỹ phẩm tại Việt Nam

    Chi phí và thời gian đăng ký nhãn hiệu mỹ phẩm tại Việt Nam

    ContentsMục đích lập pháp của cơ sở từ chối nàyCách áp dụng cơ sở từ chối này2.1. Về  thời điểm bắt đầu của thời hạn 05 năm            2.2. Về mối quan hệ với đơn đăng […]

    Quy trình và thủ tục đăng ký nhãn hiệu thực phẩm tại Việt Nam

    Quy trình và thủ tục đăng ký nhãn hiệu thực phẩm tại Việt Nam

    ContentsMục đích lập pháp của cơ sở từ chối nàyCách áp dụng cơ sở từ chối này2.1. Về  thời điểm bắt đầu của thời hạn 05 năm            2.2. Về mối quan hệ với đơn đăng […]

    Cách đăng ký nhãn hiệu quần áo tại Việt Nam năm 2024

    Cách đăng ký nhãn hiệu quần áo tại Việt Nam năm 2024

    ContentsMục đích lập pháp của cơ sở từ chối nàyCách áp dụng cơ sở từ chối này2.1. Về  thời điểm bắt đầu của thời hạn 05 năm            2.2. Về mối quan hệ với đơn đăng […]

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa – Xu hướng 2024

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa – Xu hướng 2024

    ContentsMục đích lập pháp của cơ sở từ chối nàyCách áp dụng cơ sở từ chối này2.1. Về  thời điểm bắt đầu của thời hạn 05 năm            2.2. Về mối quan hệ với đơn đăng […]

    Tiêu chí xác định nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam

    Tiêu chí xác định nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam

    ContentsMục đích lập pháp của cơ sở từ chối nàyCách áp dụng cơ sở từ chối này2.1. Về  thời điểm bắt đầu của thời hạn 05 năm            2.2. Về mối quan hệ với đơn đăng […]

    Facebook của chúng tôi