Theo luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, sáng chế là sản phẩm hoàn toàn mới, có tính sáng tạo cao mà bình thường, mọi người không thể nghĩ ra được. Nó có khả năng ứng dụng trong công nghiệp và đời sống. Thời hạn được bảo hộ trong vòng 20 năm tính từ ngày chủ thể nộp đơn hợp lệ. Còn giải pháp hữu ích là những sản phẩm chế tạo ra nhằm cải tiến hoặc làm tăng thêm chức năng của các sáng chế đã có trước đó. Thiết bị này góp phần làm cho sản phẩm trở nên hữu ích hơn, giải pháp hữu ích được bảo hộ trong thời gian 10 năm.
Đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích, nếu được công nhận thì quyền sở hữu được xác lập theo văn bằng bảo hộ do Cục Sở hữu trí tuệ cấp (Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích). Tuy nhiên, trên thực tế và theo quy định của pháp luật, không phải lúc nào cá nhân, chủ thể tao ra tác phẩm cũng sẽ là tác giả của văn bằng bảo hộ. Sau đây, chúng tôi – ASL LAW – đại diện Sở hữu Công nghiệp của Cục SHTT Việt Nam xin được làm rõ vấn đề này qua bài viết dưới đây:
Những người có quyền đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích theo quy định của pháp luật Việt Nam là:
– Tác giả là người tạo ra sáng chế, giải pháp hữu ích bằng công sức và chi phí của mình;
– Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả, dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. -Trường hợp Nhà nước đầu tư toàn bộ kinh phí, phương tiện vật chất – kỹ thuật thì quyền đăng ký thuộc về tổ chức, cơ quan được nhà nước giao thực hiện nhiệm vụ này sẽ có trách nhiệm đại diện cho nhà nước để đăng ký.
– Trong trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế, giải pháp hữu ích thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký này chỉ được thực hiện khi tất cả các tổ chức, cá nhân đó đều đồng ý.
– Trường hợp nhà nước góp một phần kinh phí – điều kiện kỹ thuật thì một phần đăng ký tương ứng với tỷ lệ góp vốn thuộc về nhà nước.
– Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở hợp tác nghiên cứu giữa cơ quan nhà nước với tổ chức cá nhân khác, nếu trong hợp đồng hợp tác không có quy định nào khác, thì phần quyền đăng ký tương ứng với tỷ lệ đóng góp của nhà nước trong việc hợp tác nghiên cứu.
– Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký thì có quyền chuyển giao quyền đăng ký đó cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, có quyền để thừa kế quyền nộp đơn, hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật, kể cả trong trường hợp đã nộp đơn đăng ký (Điều 86 Luật SHTT, Điều 9 nghị định 103/2006/NĐ-CP).
Trường hợp, các cá nhân, tổ chức trong những trường hợp trên có nhu cầu đăng ký bảo hộ sáng chế hay giải pháp hữu ích hoặc cần tư vấn, hỗ trợ về pháp luật sở hữu trí tuệ có thể liên lạc với chúng tôi. ASL LAW với đội ngũ luật sư và chuyên viên tư vấn nhiều kinh nghiêm luôn sẵn sàng hỗ trợ.
Liên hệ
Sáng chế là một thành tựu kỹ thuật có tính mới, có khả năng áp dụng trong công nghiệp và đáp ứng yêu cầu sáng tạo. Để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế, chủ sở […]
Đơn đăng ký sáng chế bao gồm các tài liệu nào. Các điều kiện đối với các thành phần trong đơn là gì. Bài viết sau đây sẽ cung cấp các thông tin mới nhất về thủ tục đăng ký […]
Từ ngày 14 tháng 8 năm 2024, Campuchia sẽ chính thức bắt đầu áp dụng các hình phạt đối với việc thanh toán trễ các khoản phí duy trì hiệu lực (annuities) đối với các loại tài sản trí tuệ […]
Mở rộng hoạt động kinh doanh sang Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và bảo vệ tài sản trí tuệ thông qua hệ thống SHTT của UAE có thể tạo ra giá trị lâu dài và thu […]
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề nhất định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Để được cấp bằng sáng chế, một sáng chế […]