Nhật Bản, một cường quốc về công nghệ, là quốc gia có mạng Internet phát triển nhất thế giới một quốc gia có nền kinh tế phát triển và cũng là một đối tác lớn của Việt Nam.
Công nghệ, khoa học kỹ thuật đã tạo nên sự phát triển và hưng thịnh của Nhật Bản, khoa học len lỏi vào từng ngõ ngách, từng mối quan hệ kinh tế – chính trị – xã hội dù là nhỏ nhất. Chính bởi vậy, vấn đề bảo hộ độc quyền sáng chế luôn là vấn đề mà các cá nhân/ tổ chức các doanh nghiệp cần lưu tâm nhất tại Nhật Bản
Theo quy định của luật sáng chế Nhật Bản thì để một đối tượng được công nhận là một sáng chế và được cấp độc quyền sáng chế thì bắt buộc phải nộp đơn và được cấp bằng độc quyền sáng chế tại Nhật Bản.
1.Hồ sơ đăng ký sáng chế tại Nhật Bản
– Thông tin của chủ đơn. (Tên và địa chỉ của chủ đơn)
– Thông tin các tác giả (tên, địa chỉ, quốc tịch)
– Tên sáng chế, bảng tóm tắt sáng chế (theo hướng dẫn)
– Bản mô tả sáng chế ( Viết theo hướng dẫn)
– Yêu cầu bảo hộ (Viết theo hướng dẫn)
– Bản vẽ hoặc hình chụp sáng chế
– Bản dịch sang tiếng Nhật của bản mô tả sáng chế
– Tài liệu chứng minh hưởng quyền ưu tiên (nếu có)
– Giấy Ủy quyền (Theo mẫu)
2.Thời gian đăng ký sáng chế tại Nhật Bản
Quy trình nộp đơn sáng chế tại Nhật Bản trogn trường hợp thông thường (không có ý kiến phản đối của bên thứ ba, không có tranh chấp….) được quy định như sau
– Trước hết đơn sáng chế được nộp tại Phòng sáng chế Nhật Bản (JPO)
– Công bố đơn: 18 tháng kể từ ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên (tùy thuộc xem ngày nào sớm hơn)
– Yêu cầu thẩm định nội dung: trong thời hạn 3 năm kể từ ngày nộp đơn, chủ đơn có thể nộp yêu cầu thẩm định nội dung bất cứ lúc nào
– Quyết định chấp nhận hay không chấp nhận đơn được JPO đưa ra sau khi thẩm định nội dung
– Trong vòng 1 tháng sau đó chủ đơn nộp lệ phí cấp bằng (trong trường hợp được chấp nhận) và nhận giấy chứng nhận đăng ký.
3.Hiệu lực văn bằng
– Một bằng độc quyền sáng chế tại Nhật có hiệu lực trong thời hạn 20 năm kể từ ngày nộp đơn và hàng năm chủ sở hữu phải nộp lệ phí duy trì hiệu lực
– Đối với bằng độc quyền liên quan tới dược phẩm chữa bệnh hoặc hóa chất nông nghiệp có thể được gia hạn thêm 05 năm
Liên hệ
Từ ngày 14 tháng 8 năm 2024, Campuchia sẽ chính thức bắt đầu áp dụng các hình phạt đối với việc thanh toán trễ các khoản phí duy trì hiệu lực (annuities) đối với các loại tài sản trí tuệ […]
Mở rộng hoạt động kinh doanh sang Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và bảo vệ tài sản trí tuệ thông qua hệ thống SHTT của UAE có thể tạo ra giá trị lâu dài và thu […]
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề nhất định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Để được cấp bằng sáng chế, một sáng chế […]
Để đăng ký bảo hộ sáng chế ở Úc, các doanh nghiệp cần phải có sự hiểu biết về các yêu cầu trong quy trình nộp đơn và thời hạn do luật sáng chế của Úc quy định. Dưới đây […]
Đăng ký bằng sáng chế tại Đức là hoạt động quan trọng đối với các doanh nghiệp đang tìm cách bảo vệ sáng chế của mình. Hiểu được các yêu cầu và thủ tục liên quan đến quá trình nộp […]