Đăng ký sáng chế tại Singapore

dang-ky-sang-che-tai-singapore

Hồ sơ đăng ký sáng chế ở Singapore

Theo Quy định của luật sáng chế ở Singapore, để nộp đơn đăng ký sáng chế tại Singapore thì người nộp đơn cần cung cấp các tài liệu sau:

– Tên và địa chỉ của người nộp đơn (Nếu người nộp đơn là công ty thì cần nộp kèm đăng ký chứng nhận thành lập – giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh…)

– Tên, địa chỉ và quốc tịch của (các) tác giả sáng chế

– Tên sáng chế, bản mô tả sáng chế (Viết theo hướng dẫn)

– Yêu cầu bảo hộ (viết theo hướng dẫn)

– Ảnh chụp, bản vẽ (chấp nhận bản vẽ kỹ thuật) của sáng chế- Nếu có

– Tuyên bố của tác giả sáng chế (nếu tác giả làm việc cho một công ty và quyền sở hữu thuộc về công ty hoặc người thứ ba)

– Bản sao tài liệu chứng minh hưởng quyền ưu tiên (Nếu có)

– Giấy ủy quyền (theo mẫu)

Hãy gọi 0914 195 266 để được hướng dẫn soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ đăng ký sáng chế tại Singapore.

Quy trình đăng ký sáng chế tại Singapore

1. Nộp đơn, thẩm định hình thức đơn.

Sau khi chủ đơn đã chuẩn bị đúng, đầy đủ bộ hồ sơ đăng ký sáng chế tại Singapore và nộp đơn tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ Singapore thì Cục này sẽ cấp số đơn và ngày nộp đơn cho chủ đơn đó. Số đơn và ngày nộp đơn một mặt sẽ là căn cứ để ghi nhận quyền cho chủ đơn cũng như quyền ưu tiên của chủ đơn (nếu có); đồng thời một mặt cũng là căn cứ để xác minh các tiêu chuẩn bảo hộ của giải pháp nêu trong đơn. Do đó, việc nộp đơn càng sớm càng được khuyến khích.

2. Công bố đơn

Thời hạn công bố là 18 tháng kể từ ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên, tùy thuộc vào ngày nào sớm hơn.

3 Thẩm định đơn

Bất kì thời điểm nào người nộp đơn sáng chế tại Singapore cũng có thể yêu cầu thẩm định đơn (nhưng không được quá 03 năm kể từ ngày nộp đơn)

4. Thông báo kết quả

Sau khi thẩm định đơn, Cục Sở Hữu Trí Tuệ Singapore sẽ ra thông báo

+ Chấp nhận bảo hộ -> Tiếp tới giai đoạn 5. Cấp bằng độc quyền, hoặc

+ Từ chối: Người nộp đơn có thể tiến hành phản đối ý kiến của Cục Sở Hữu Trí Tuệ Singapore nếu có căn cứ cho rằng ý kiến từ chối của cơ quan này không chính xác.

5. Cấp bằng độc quyền sáng chế tại Singapore

Sau khi nhận được thông báo cấp văn bằng, người nộp đơn tiếp tục nộp phí cấp bằng độc quyền sáng chế và phí công bố bằng sáng chế tại Singapore. Tiếp đó, người nộp đơn sẽ nhận được bằng độc quyền sáng chế tại Singapore.

6. Duy trì hiệu lực

Hàng năm, chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế bắt buộc phải nộp lệ phí duy trì hiệu lực cho sáng chế của mình, nếu không bằng sáng chế đó sẽ không có hiệu lực tại Singapore

Rate this post
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Yêu cầu khi nộp đơn đăng ký sáng chế tại Úc

    Yêu cầu khi nộp đơn đăng ký sáng chế tại Úc

    Để đăng ký bảo hộ sáng chế ở Úc, các doanh nghiệp cần phải có sự hiểu biết về các yêu cầu trong quy trình nộp đơn và thời hạn do luật sáng chế của Úc quy định. Dưới đây […]

    Quy trình nộp đơn đăng ký sáng chế tại Đức: Yêu cầu và thủ tục quan trọng

    Quy trình nộp đơn đăng ký sáng chế tại Đức: Yêu cầu và thủ tục quan trọng

    Đăng ký bằng sáng chế tại Đức là hoạt động quan trọng đối với các doanh nghiệp đang tìm cách bảo vệ sáng chế của mình. Hiểu được các yêu cầu và thủ tục liên quan đến quá trình nộp […]

    Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các sáng chế trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam

    Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các sáng chế trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam

    Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (IP) đối với các sáng chế trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) là vô cùng quan trọng. Công nghệ […]

    Quy định pháp lý về chuyển nhượng và cấp phép quyền sử dụng sáng chế tại Việt Nam

    Quy định pháp lý về chuyển nhượng và cấp phép quyền sử dụng sáng chế tại Việt Nam

    Chuyển nhượng quyền sáng chế là việc chủ sở hữu sáng chế (người chuyển nhượng) chuyển giao quyền sở hữu của mình đối với sáng chế cho người khác (người nhận chuyển nhượng). Việc này giúp tận dụng tối đa […]

    Lợi ích của việc bảo hộ độc quyền sáng chế

    Lợi ích của việc bảo hộ độc quyền sáng chế

    Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Một sáng chế để được cấp bằng bảo hộ […]

    Facebook của chúng tôi