Đọc truyện tranh online miễn phí: cổ vũ hay vi phạm bản quyền?

Thời đại công nghệ 4.0 giúp con người tìm kiếm thông tin dễ dàng, nhanh chóng. Nhưng mặt trái là thực trạng vi phạm bản quyền của các trang truyện lậu hiện nay. Tình trạng này nếu tiếp diễn trong thời gian dài thì ảnh hưởng lớn cho tác giả và người đọc. Trong trường hơp này ai sẽ là người chịu phạt cho hành vi đăng truyện lậu và việc xử phạt sẽ được quy định như thế nào? 

1. Thực trạng 

Nhiều trang đang núp bóng “thư viện đọc miễn phí” hoặc các trang chia sẻ sở thích đọc sách, truyện tranh. Trên thực tế, các website này sao chép, đăng, tải truyện, sách mà không trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu; đồng thời không thu phí của người đọc để thu hút một lượng độc giả. قواعد لعب البوكر Từ đó kiếm lời từ các hoạt động khác như quảng cáo. Điển hình như cuốn truyện “Cà phê cùng Tony” – một trong những đầu sách best seller 2018 với 190.000 bản in đã được xuất bản. Tuy nhiên con số này mới bằng một nửa lượt đọc miễn phí trên nhiều website lậu. Trong khi Ybook là đơn vị duy nhất được phép cung cấp bản online của bộ truyện này. Hành vi như vậy giúp các trang lậu kiếm lời và mang lợi ích cho một bộ phận người đọc miễn phí. Tuy nhiên như thế sẽ ảnh hưởng tới lợi ích của tác giả, nhà xuất bản, người dịch…

2. Căn cứ vi phạm

Cụ thể, căn cứ vào Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009. Hành vi sau đây bị coi là hành vi xâm phạm bản quyền

  • Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả
  • Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật
  • Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
  • Cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm

Hoạt động đó thuộc các hành vi sau: sao chép, sử dụng, phát tán, công bố, đăng tải hình ảnh, bản chụp, bản scan nội dung tác phẩm đăng lên mạng xã hội hoặc các trang điện tử, xóa thông tin quản lý quyền của tác phẩm. Trên thực tế, các trang web lậu này không thu phí của người đọc cũng không thương mại tác phẩm trên trang của mình vì thế lượt truy cập và lượt đọc của họ rất cao. Dù không trực tiếp kiếm tiền từ các tác phẩm này thì hành vi phát tán, sử dụng.. nói trên vẫn bị coi là vi phạm bản quyền. Hơn nữa, chủ của những trang web này lợi dụng lượng độc giả mà kiếm lợi bất chính từ việc quảng cáo trên các website này. Như vậy, chủ của website lậu đang xâm phạm quyền và lợi ích của tác giả, chủ sở hữu.  

Độc giả- những người đang theo dõi, đọc và ủng hộ những trang web truyện như vậy mặc dù không được coi là hành vi xâm phạm bản quyền căn cứ vào Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ nhưng chính việc đọc và ủng hộ các trang web này đã cổ vũ và cổ súy cho việc vi phạm này. 

3. Chế tài xử phạt

Hiên nay pháp luật Việt Nam đã có các biện pháp xử phạt liên quan đến vấn đề vi phạm bản quyền.  Cụ thể mức phạt tiền tối đa đối với các hành vi vi phạm bản quyền là 250.000.000 đồng đối với cá nhân và 500.000.000 đồng đối với tổ chức

Trong đó, mỗi hành vi xâm phạm đều có mức xử phạt riêng

  • Đối với việc công bố tác phẩm trái phép phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000
  • Đối với hành vi phân phối tác phẩm mà không xin phép tác giả, chủ sở hữu tác phẩm phạt  từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng 
  • Phạt từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật
  • Phạt từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm không có sự đồng sy của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm
  • Và phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử gắn với bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.

Bất kỳ việc sao chép, ghi âm, ghi hình và phân phối tác phẩm hoặc bản sao tác phẩm đến công chúng; thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, bên có quyền khác từ 100. ماكينات القمار 000.000 đồng đến dưới 500. betfinal عربي 000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 thì phải chịu phạt tiền 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng và chịu cải tạo không giam giữ lên đến 3 năm 

Mức phạt được áp dụng có thể nặng hơn nếu tái phạm khi chưa được xóa án tích hoặc việc vi phạm gây thiệt hại lớn cho chủ thể có quyền thì có thể bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng

4. Biện pháp khắc phục 

Song song với răn đe, cảnh cáo, phạt tiền, bồi thường thì việc ngăn chặn và ngừng hành vi vi phạm cũng rất cần thiết. Theo đó, luật pháp đưa ra một số biện pháp khắc phục hậu quả chính như là: 

  • Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng
  • Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm
  • Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm
  • Buộc hoàn trả cho chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm

Ngoài ra, cơ quan có thẩm quyền cũng có thể thực hiện tịch thu hàng hóa vi phạm; tiêu hủy vật phẩm có hại cho người, vật nuôi và môi trường; buộc xóa, dỡ bỏ văn hóa phẩm có nội dung độc hại hoặc buộc cải chính thông tin sai sự thật…. 

5. Cơ quan thi hành 

Tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng mỗi vụ việc có thể được xử lý bởi các cá nhân, cơ quan sau đây: 

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (có thẩm quyền đối với trường hợp phạt tiền đến 50.000.000 đồng)
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (có thẩm quyền đối với trường hợp phạt tiền đến 250.000.000 đồng)
  • Chánh Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Sở (có quyền phạt tiền đến 50.000.000 đồng)
  • Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Bộ có quyền (có quyền phạt tiền đến 175.000.000 đồng)
  • Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (có quyền phạt tiền đến 250.000.000 đồng)
  • Công an nhân dân; Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan và Quản lý thị trường… 

6. Giải quyết vi phạm trên thực tế

Khi có tranh chấp xảy ra hoặc bên có quyền phát hiện một bên khác đang có hành vi xâm phạm bản quyền. Các bên thường tự thỏa thuận hoặc báo cáo nội dung vi phạm đến bên thứ ba như google, app store, google play, facebook, youtube, các công ty hosting. Trong những tính huống như vậy bên có quyền sẽ phải thông báo nội dung vi phạm đến các đơn vị trên để gỡ nội dung, cung cấp bằng chứng, liên hệ với bên vi phạm yêu cầu ngừng hành vi xâm phạm. Nếu chứng minh được hành vi xâm phạm, nội dung hoặc ứng dụng sẽ bị yêu cầu gỡ bỏ. Tuy nhiên việc này chỉ ngăn chặn tạm thời đối với các đối tượng riêng lẻ; trong khi có rất nhiều bên vi phạm khác chủ thể quyền tác giả phát hiện ra hoặc không thể luôn luôn tự lên án

Có thể nói, mặc dù pháp luật có quy định về biện pháp xử lý, mức xử phạt và cơ chế thi hành thực tế áp dụng vẫn chưa thực sự hiệu quả vì thế tình trạng xâm phạm bản quyền vẫn tiếp diễn và làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan nói riêng và gây thiệt hại lớn đến nền kinh tế quốc gia nói chung.  Để có thể giải quyết tận gốc vẫn đề có lẽ cần có sự tham gia quyết liệt hơn từ phía cơ quan có thẩm quyền phối hợp với các bên liên quan và đặc biệt là sự thay đổi trong nhận thức của độc giả – những người đang có hành động ủng hộ các trang web này

Rate this post
Rate this post
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Đăng ký bản quyền website ở Hà Nội

    Đăng ký bản quyền website ở Hà Nội

    Contents1. Thực trạng 2. Căn cứ vi phạm3. Chế tài xử phạt4. Biện pháp khắc phục 5. Cơ quan thi hành 6. Giải quyết vi phạm trên thực tế Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, website đã là một phần không […]

    Đăng ký bản quyền cho tác phẩm âm nhạc ở Hà Nội

    Đăng ký bản quyền cho tác phẩm âm nhạc ở Hà Nội

    Contents1. Thực trạng 2. Căn cứ vi phạm3. Chế tài xử phạt4. Biện pháp khắc phục 5. Cơ quan thi hành 6. Giải quyết vi phạm trên thực tế Âm nhạc luôn là lĩnh vực tinh thần không thể tách rời với nhân […]

    Đăng ký bảo hộ ý tưởng kinh doanh

    Đăng ký bảo hộ ý tưởng kinh doanh

    Contents1. Thực trạng 2. Căn cứ vi phạm3. Chế tài xử phạt4. Biện pháp khắc phục 5. Cơ quan thi hành 6. Giải quyết vi phạm trên thực tế Ý tưởng kinh doanh có thể được đăng ký bảo hộ dưới luật sở […]

    Hướng dẫn đăng ký bộ nhận diện thương hiệu mới nhất 2022

    Hướng dẫn đăng ký bộ nhận diện thương hiệu mới nhất 2022

    Contents1. Thực trạng 2. Căn cứ vi phạm3. Chế tài xử phạt4. Biện pháp khắc phục 5. Cơ quan thi hành 6. Giải quyết vi phạm trên thực tế Trong thời đại hội nhập, hoạt động đăng ký bộ nhận diện thương hiệu […]

    Phân biệt quyền tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả

    Phân biệt quyền tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả

    Contents1. Thực trạng 2. Căn cứ vi phạm3. Chế tài xử phạt4. Biện pháp khắc phục 5. Cơ quan thi hành 6. Giải quyết vi phạm trên thực tế Quyền tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả thường được hiểu là […]

    Facebook của chúng tôi