Hiệp định CPTPP và quyền liên quan

Hiệp định CPTPP còn gọi là hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương với sự tham gia của 11 nước trên thế giới. Theo đó, Việt Nam trong quá trình đàm phán hiệp định này đã rất tích cực, chủ động để đạt được sự thỏa thuận hợp lý nhất cho tình hình trong nước. CPTPP có ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế của Việt Nam nói chung và lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói riêng. Bài viết sẽ nếu khái quát quy định của CPTPP về quyền liên quan. 

Khái quát về CPTPP

Hiệp định CPTPP hay là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt CPTPP là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Hiện nay, Hiệp định này bao gồm 11 thành viên: Úc, Mexico,  Việt Nam, Peru, Canada, Chi Lê, New Zealand, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Brunei. 

Hiệp định CPTPP được ký kết ngày 08 tháng 3 năm 2018 tại thành phố Santiago, Chi-lê. Tiền thân của Hiệp định CPTPP là Hiệp định TPP, tuy nhiên sau khi Hoa Kỳ rút khỏi TPP thì các nước còn lại đã nỗ lực thỏa thuận và ký kết Hiệp định CPTPP. Quốc hội phê chuẩn Hiệp định CPTPP và các văn bản liên quan vào ngày 12 tháng 11 năm 2018 và Hiệp định này có hiệu lực từ ngày 14 tháng 01 năm 2019.

Hiệp định CPTPP có các quy định về sở hữu trí tuệ tại chương 18 với một số nội dung như sau:

– Mục tiêu và phạm vi bảo hộ

– Các nguyên tắc bảo hộ: nguyên tắc đối xử quốc gia và nguyên tắc bảo hộ tối thiểu  

– Một số quy định cụ thể về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Các quy định của CPTPP về quyền liên quan

Điều kiện bảo hộ quyền liên quan 

Hiệp định CPTPP quy định về điều kiện bảo hộ quyền liên quan tại Điều 18.62, theo đó CPTPP yêu cầu các nước thành viên phải dành các quyền theo quy định tại CPTPP cho người biểu diễn và nhà sản xuất bản ghi âm là công dân của một nước thành viên khác hoặc/và cho các buổi biểu diễn hoặc bản ghi âm đầu tiên được công bố hoặc lần đầu được định hình trên lãnh thổ của một nước thành viên khác.

Như vậy, căn cứ mà CPTPP sử dụng để xem xét bảo hộ là: quốc tịch, nơi định hình đầu tiên, nơi công bố đầu tiên. Nói cách khác, CPTPP quy định các quốc gia thành viên phải dành các quyền liên quan theo quy định của CPTPP cho các đối tượng sau:

– Trường hợp người biểu diễn, nhà sản xuất là công dân của một trong các nước thành viên của CPTPP;

– Trường hợp cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình được công bố đầu tiên trong lãnh thổ một trong các nước thành viên của CPTPP không phụ thuộc vào quốc tịch của người biểu diễn, nhà sản xuất;

– Trường hợp cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình được định hình đầu tiên trong lãnh thổ một trong các nước thành viên của CPTPP không phụ thuộc vào quốc tịch của người biểu diễn, nhà sản xuất;

Như vậy, CPTPP hướng đến xóa bỏ các rào cản về lãnh thổ và pháp lý đối với quyền liên quan trong phạm vi các nước thành viên CPTPP. 

Ngoài ra, CPTPP cũng quy định về khái niệm công bố đầu tiên như sau: Một buổi biểu diễn hoặc một bản ghi âm được xem là công bố lần đầu tiên trên lãnh thổ của một Bên nếu nó được công bố trong vòng 30 ngày kể từ ngày công bố đầu tiên.

Quyền của chủ thể quyền liên quan theo CPTPP

Các nước thành viên tham gia CPTPP phải đảm bảo các quyền sau với các chủ thể đảm bảo các điều kiện bảo hộ quyền liên quan theo CPTPP như sau:

Thứ nhất, quyền sao chép

CPTPP quy định tại Điều 18.58 về quyền sao chép của chủ thể quyền liên quan. Theo đó, các nước thành viên phải quy định hoặc bằng các hình thức khác ghi nhận trong pháp luật của mình để đảm bảo người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quyền độc quyền cho phép sự sao chép tác phẩm, cuộc biểu diễn và bản ghi âm của họ với bất kỳ hình thức nào bao gồm cả dưới dạng điện tử, cũng như được cấm sự sao chép các đối tượng quyền liên quan dưới bất kỳ hình thức nào.

Thứ hai, quyền truyền đạt tới công chúng

CPTPP quy định tại Điều 18.62 về quyền truyền đạt các đối tượng của quyền liên quan đến công chúng của chủ thể quyền liên quan. Theo đó, các nước thành viên phải quy định hoặc bằng các hình thức khác ghi nhận trong pháp luật của mình để đảm bảo người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quyền độc quyền cho phép hoặc cấm bất kỳ hình thức truyền phát nào tới công chúng các cuộc biểu diễn và bản ghi âm của họ với bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả dưới dạng điện tử, hữu tuyến, vô tuyến,..), từ bất kỳ thời gian và địa điểm nào.

Thứ ba, quyền phân phối

CPTPP quy định tại Điều 18.62 về quyền truyền đạt các đối tượng của quyền liên quan đến công chúng của chủ thể quyền liên quan. Theo đó, các nước thành viên phải quy định hoặc bằng các hình thức khác ghi nhận trong pháp luật của mình để đảm bảo người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quyền cho phép hoặc cấm việc truyền phát ra công chúng bản gốc và bản sao tác phẩm, cuộc biểu diễn và bản ghi âm của họ thông qua hình thức chuyển giao quyền sở hữu. 

Thời hạn bảo hộ quyền liên quan

Điều 18.63 CPTPP quy định về thời hạn bảo hộ quyền liên quan, theo đó các nước thành viên quy định thời hạn bảo hộ quyền liên quan ít nhất 70 năm kể từ ngày kết thúc năm dương lịch của bản công bố cho phép đầu tiên của tác phẩm, buổi biểu diễn hay bản ghi âm; hoặc là ít nhất 70 năm kể từ khi kể từ ngày kết thúc năm dương lịch ra đời của tác phẩm, buổi biểu diễn, hoặc bản ghi âm, nếu nó không được phép công bố trong vòng 25 năm kể từ ngày ra đời. 

Như vậy, CPTPP đã quy định gia tăng thời hạn bảo hộ quyền liên quan so với pháp luật Việt Nam hiện hành khi thời hạn này đang là 50 năm tính từ năm tiếp theo các đối tượng quyền liên quan được công bố hoặc định hình lần đầu tiên.

Như vậy, CPTPP có một số quy định đặc thù về quyền liên quan mà Việt Nam sẽ hướng tới áp dụng quy định này vào thực tiễn. 

Rate this post
Liên hệ với bảo hộ thương hiệu để được tư vấn soạn thảo hồ sơ

Liên hệ

  • Đỗ Bá Thích
  • 0914195266
  • 0914195266

    Các bài viết liên quan
    Quy định pháp lý về bảo vệ quyền tác giả trong thời đại kỹ thuật số tại Việt Nam

    Quy định pháp lý về bảo vệ quyền tác giả trong thời đại kỹ thuật số tại Việt Nam

    ContentsKhái quát về CPTPPCác quy định của CPTPP về quyền liên quanĐiều kiện bảo hộ quyền liên quan Quyền của chủ thể quyền liên quan theo CPTPPThứ nhất, quyền sao chépThứ hai, quyền truyền đạt tới công chúngThứ ba, quyền phân […]

    Đăng Ký Bản Quyền Cho Một Tác Phẩm Văn Học

    Đăng Ký Bản Quyền Cho Một Tác Phẩm Văn Học

    ContentsKhái quát về CPTPPCác quy định của CPTPP về quyền liên quanĐiều kiện bảo hộ quyền liên quan Quyền của chủ thể quyền liên quan theo CPTPPThứ nhất, quyền sao chépThứ hai, quyền truyền đạt tới công chúngThứ ba, quyền phân […]

    Các biện pháp xử lý vi phạm quyền tác giả tại Việt Nam

    Các biện pháp xử lý vi phạm quyền tác giả tại Việt Nam

    ContentsKhái quát về CPTPPCác quy định của CPTPP về quyền liên quanĐiều kiện bảo hộ quyền liên quan Quyền của chủ thể quyền liên quan theo CPTPPThứ nhất, quyền sao chépThứ hai, quyền truyền đạt tới công chúngThứ ba, quyền phân […]

    Quy định pháp lý về tác phẩm phái sinh tại Việt Nam

    Quy định pháp lý về tác phẩm phái sinh tại Việt Nam

    ContentsKhái quát về CPTPPCác quy định của CPTPP về quyền liên quanĐiều kiện bảo hộ quyền liên quan Quyền của chủ thể quyền liên quan theo CPTPPThứ nhất, quyền sao chépThứ hai, quyền truyền đạt tới công chúngThứ ba, quyền phân […]

    Những tác phẩm sáng tạo nào có thể được đăng ký bản quyền?

    Những tác phẩm sáng tạo nào có thể được đăng ký bản quyền?

    ContentsKhái quát về CPTPPCác quy định của CPTPP về quyền liên quanĐiều kiện bảo hộ quyền liên quan Quyền của chủ thể quyền liên quan theo CPTPPThứ nhất, quyền sao chépThứ hai, quyền truyền đạt tới công chúngThứ ba, quyền phân […]

    Facebook của chúng tôi